Bạn là người BÌNH ĐỊNH

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Chủ nhật, 24/11/2024 , Bình Định


Bánh dừa 'made in Đà Nẵng' xuất ngoại

1937 | 2 năm trước

Ấp ủ về thứ đặc sản 'made in Đà Nẵng' để du khách mang về làm quà, chị Mai Thị Ý Nhi (1980, trú xã Hòa Sơn, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) đã tạo ra những lát bánh dừa giòn tan, thơm lừng, làm xiêu lòng thực khách ở tận Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bánh dừa 'made in Đà Nẵng' xuất ngoại

Những ngày cận Tết, các nhân công xưởng sản xuất bánh dừa nướng của chị Nhi làm không ngơi tay để kịp cho những đơn hàng xuất khẩu.

Những ngày cận Tết, các nhân công xưởng sản xuất bánh dừa nướng của chị Nhi ở thôn Đại La (xã Hòa Sơn) bận rộn không ngơi tay để kịp cho những đơn hàng xuất khẩu cũng như phục vụ thị trường Tết. Cách đây 5 năm, khi vừa tiếp quản công việc sản xuất,kinh doanh các dòng bánh của gia đình, chị Nhi nhận thấy ở Đà Nẵng khách du lịch nước ngoài rất thích bánh dừa nướng và mua về làm quà rất nhiều. Tuy nhiên, loại bánh này đa phần đều được sản xuất ở Quảng Nam. Vì vậy, chị quyết định "làm liều" khi đầu tư để sản xuất dòng bánh dừa nướng với mong muốn khách du lịch đến Đà Nẵng có thể mang đặc sản "made in Đà Nẵng" về làm quà. "Bánh dừa không phải là dòng sản phẩm mới, nhưng khi tôi bắt tay làm là thử thách rất lớn vì trước giờ gia đình thiên về sản xuất các dòng bánh mì ngọt", chị Nhi nhớ lại.

Để tìm ra công thức làm bánh dừa, chị mua toàn bộ các dòng bánh dừa nướng trên thị trường về ăn thử. Dù tất cả các loại bánh trên thị trường đều làm từ dừa tươi, bột nếp, bột gạo, đường… nhưng mỗi loại bánh lại có hương vị, độ cứng, độ ngọt khác biệt. Do được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm bánh mì tươi, cùng với sự hỗ trợ của ông xã từng làm việc ở công ty chuyên về thực phẩm của nước ngoài, chị Nhi nhanh chóng tạo ra công thức và xuất xưởng những mẻ bánh đầu tiên. Vì chưa có kinh nghiệm nên những mẻ bánh đó bị khách "chê" cứng, ngọt.... Chị tiếp thu tất cả, hỏi ý kiến của các đại lý và tiếp tục thay đổi công thức để bánh có độ ngọt vừa phải, giòn xốp, dễ ăn. "Từ lúc bắt đầu cho đến tận bây giờ, trong nhà tôi lúc nào cũng có các loại bánh dừa trên thị trường. Phải ăn thường xuyên để biết sản phẩm của họ thay đổi như thế nào, để mình tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với người tiêu dùng", chị Nhi nói.

Không hài lòng với chỉ một sản phẩm bánh dừa nướng, chị Nhi còn nghiên cứu sản xuất ra các dòng bánh dừa nướng đậu xanh, bánh dừa nướng đậu phộng để đa dạng các sản phẩm trên thị trường. Sinh ra ở xứ dừa Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), chị Nhi nhập dừa từ vùng này và đầu tư một công xưởng sơ chế ở đó để tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định. Bột nếp, bột gạo, đậu xanh, đậu phộng được nhập từ những vùng chuyên canh ở Quảng Nam. "Mong muốn của tôi đó là nâng cao giá trị nông sản cho người nông dân, từ nông sản Việt tạo ra những sản phẩm giá trị cao, có thể xuất khẩu và được bạn bè quốc tế đón nhận", chị Nhi nói.

Thời điểm bắt đầu, để khách hàng quen mặt với sản phẩm, chị Nhi "phủ" sản phẩm bánh dừa ở khắp các khu du lịch, cửa hàng đặc sản, các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Đà Nẵng. Du khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đến Đà Nẵng rất "khoái" bánh dừa nướng. Nhiều khách du lịch còn mua cả vài thùng bánh dừa nướng về làm quà. Cũng nhờ du khách "xách tay" đặc sản về nước, sản phẩm bánh dừa nướng của chị Nhi được một công ty ở Nhật Bản chuyên nhập khẩu các loại bánh kẹo từ các nước để mắt đến.

Nhưng để dòng bánh dừa vào được thị trường Nhật Bản không phải đơn giản. Ở Nhật luôn có những tiêu chí gắt gao đối với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu. Đầu tiên phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, nguyên liệu phải hoàn toàn từ tự nhiên, không hóa chất bảo quản. Chưa hết, trong thành phần bánh dừa nướng có bột nếp, bột gạo "dính" bảo hộ nông nghiệp của Nhật nên chị Nhi phải linh hoạt thay đổi công thức để các thành phần bột đó ở trong giới hạn cho phép mà vẫn đảm bảo chất lượng bánh. Phải mất nhiều tháng trời sau khi làm việc với đối tác Nhật, đến đầu năm 2020, chị Nhi mới đạt được thỏa thuận, cũng như giấy phép để xuất khẩu đặc sản này sang đó. Tương tự, cũng nhờ khách du lịch mang những gói bánh dừa nướng về làm quà và nhận được sự yêu thích của người dân nên các đối tác ở Hàn Quốc tìm đến chị Nhi đặt vấn đề hợp tác nhập khẩu. Năm 2019, cơ sở xuất những container bánh dừa nướng đầu tiên sang Hàn Quốc.

Dù tình hình dịch bệnh phức tạp, nhưng trong 2 năm gần đây, cơ sở xuất khẩu vẫn rất đều đặn một container bánh dừa/tháng, mang về doanh thu tốt. Hiện, chị Nhi đang xúc tiến với đối tác Đài Loan để mở rộng xuất khẩu sang thị trường này. Khi dịch bệnh khiến du lịch ngưng trệ, ở thị trường trong nước, chị Nhi chuyển hướng sang phát triển các kênh phân phối ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Thông qua các mối quan hệ trước đó, chị Nhi mở rộng chuỗi đại lý, nhập hàng cho các đầu mối bán lẻ. Từ đó, cơ sở đạt doanh thu khoảng 15 tỷ đồng; tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động ở địa phương.

T.D

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Theo : http://cadn.com.vn/news/64_255903_banh-dua-made-in-da-nang-xuat-ngoai.aspx


Bài viết cùng chuyên mục

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

1 năm trước

Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.


Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

1 năm trước

Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.


Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

1 năm trước

Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).


Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

1 năm trước

Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết


Thân thương thuyền thúng

Thân thương thuyền thúng

1 năm trước

Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.


Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

2 năm trước

Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.


Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

2 năm trước

Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.


Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

2 năm trước

Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.


Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

2 năm trước

Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.


Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

2 năm trước

Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.


Xem tất cả bài viết thuộc chuyên mục Ẩm thực Bình Định

Việc làm khác