3306 | 2 năm trước
Nhắc đến CADA, người ta nghĩ ngay đến một nông trường đã được công nhận di tích cấp quốc gia, nơi ươm mầm những cây cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Trường tồn tròn trĩnh qua một thế kỷ, CADA như viên ngọc ẩn mình giữa miền sơn cước, chất chứa trong mình nhiều câu chuyện huyền thoại lãng mạn.
Dọc theo tuyến đường từ Đắk Lắk đi Nha Trang, kéo dài từ Km 18 đến Km 47 ven quốc lộ 26, CADA rộng mênh mông với “biển” cà phê xanh thẳm. Màu xanh rì của lá hòa cùng đốm hoa cà phê trắng li ti nở rộ nổi bật trên nền đất bazan đỏ đậm, tạo nên nét thơ mộng giữa một vùng đất đại ngàn kỳ vỹ.
Từ những ngày đầu khai phá, các bậc tiền nhân đã phát hiện thổ nhưỡng, môi trường tự nhiên, nhiệt độ tại CADA rất thích hợp để gieo trồng cà phê, thứ nước uống được người châu Âu mê say thời đó và ví như “rượu Ả Rập”. Thời đầu hoạt động, cà phê ở nông trường CADA là niềm tự hào của nông sản Việt khi được xuất khẩu rộng rãi, có mặt trong bữa sáng của người dân tận trời Âu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao, CADA nhanh chóng mở rộng diện tích và phát triển lên đến vài nghìn hecta, thu hút người dân đổ về sinh sống. Không chỉ giúp tạo ra công ăn việc làm bên cây cà phê, CADA đã trở thành mái nhà chung của dân bản địa lẫn nhập cư, giúp họ an cư, lạc nghiệp qua nhiều thế hệ.
Là thế hệ nông dân trồng cà phê thứ 3 tại nông trường CADA, ông Trương Văn Kỉnh nhớ lại: “Ngày trước, ông bà tôi làm nông truyền thống ở Bình Định. Nhiều hộ gia đình lúc đó kháo nhau lên nông trường ở Đắk Lắk trồng cà phê. Ông bà tôi chân ướt chân ráo đến xứ người với mong ước cuộc sống trở nên sung túc hơn. Năm tháng trôi qua, vườn cà phê đã hòa thành hơi thở, như người thân của chúng tôi vậy. Ngót nghét một trăm năm, cuộc sống gia đình tôi vẫn gắn liền với cây cà phê cho đến tận hôm nay”.
Có lẽ do được sinh ra và lớn lên bên cây cà phê, phiến lá xanh mướt, bông hoa trắng muốt hay những trái đỏ chín mọng đã trở thành niềm vui của người dân CADA. Điều đó thôi thúc họ ngày đêm làm việc, để mang thứ di sản ấy tỏa sáng trên bản đồ nông sản thế giới.
Từ CADA, năm 1993, những hạt cà phê chắc, mẩy, đạt chất lượng cao cấp lần nữa được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính hàng đầu như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… Tuy vậy, Robusta - giống cà phê chủ lực của CADA - lại là loại cà phê khá kén chọn khẩu vị người dùng, thậm chí được ví là “đô mạnh” và không dành cho những người yếu tim.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu Robusta số 1 thế giới với sản lượng 1,68 triệu tấn/năm (số liệu năm 2021). Tuy nhiên, khi nhắc đến dải đất hình chữ S, ít bạn bè quốc tế biết đến đây cũng là một cường quốc về cà phê với sản lượng, chất lượng không hề kém cạnh Brazil.
Thực tế này khiến Việt Nam xuất khẩu cà phê thứ nhì trên thế giới nhưng giá trị kinh tế mà hạt cà phê mang lại chưa thực sự xứng tầm. Hạt cà phê Việt Nam chất lượng song chưa được công nhận và có sức tiêu thụ rộng rãi.
Để trả lại giá trị xứng tầm cho những hạt Robusta, người dân CADA nỗ lực nâng tầm chất lượng và hiện thực hóa ước mơ tạo chỗ đứng cho cà phê Việt. Những người nghệ nhân với tình yêu cà phê bất diệt đã và đang tiên phong nghiên cứu Fine Robusta - kiểu chế biến chất lượng cao giúp hạt Robusta thích hợp để uống độc lập.
Thông qua cách chế biến Fine Robusta, hạt cà phê CADA sẽ trở nên hài hòa về hương vị, dậy vị ngọt hậu và mùi thơm của các loại trái cây tương tự giống cà phê anh em Arabica nổi tiếng, cộng hưởng cùng vị đắng và chua đặc trưng của Robusta.
Bên cạnh đó, những nốt hương truyền thống chỉ có ở cà phê Việt cũng là yếu tố khẳng định giá trị của thương hiệu CADA, góp phần đưa cái tên Robusta Việt Nam ghi dấu trong nhận thức của người thưởng cà phê trên toàn cầu.
Mục tiêu đặt ra đã có, nhưng để chế biến đạt chuẩn Fine Robusta là quá trình không đơn giản. Đầu tiên, cà phê phải được trồng trên độ cao 500 m trở lên so với mực nước biển. Nhiệt độ càng khắc nghiệt, chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn thì chất lượng cà phê càng đảm bảo.
Đất đỏ bazan cũng là yếu tố quyết định chất lượng của hạt cà phê. Các chuyên gia nhận định: “Chất đất đỏ bazan có tính chua cùng khả năng thoát nước nhanh lại đặc biệt phù hợp với giống cây ưa môi trường khô như cà phê”.
Trùng hợp thay, CADA hội đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi để cho ra hạt cà phê Fine Robusta hoàn hảo.
Khi những trái cà phê uống đủ gió sương và bắt đầu chuyển đỏ căng bóng, chín mọng, người nông dân sẽ thu hoạch tỉ mỉ, chọn lọc kỹ càng để tránh bị dập vỏ. Sau đó, chuyên gia CADA tiến hành ủ men, phơi rang theo bí quyết, công phu chế biến riêng để cho ra đời những hạt cà phê có màu sắc đậm, tròn mẩy, chất lượng hảo hạng.
Bên cạnh đó, giống cà phê Robusta Sẻ nguyên bản được bảo tồn từ 100 năm qua cũng góp phần làm nên giá trị, hương vị đặc trưng cộp mác đặc sản CADA. Dù có phần đỏng đảnh về cách chăm sóc, khả năng chống chọi sâu bệnh chưa cao, năng suất không thể đọ với các chủng loại hiện đại, nhưng giống cà phê trăm năm này lại cho mùi thơm đặc trưng, hậu vị đậm kéo dài và ấn tượng. Nhờ đó, cà phê CADA có được sự chỉn chu trong từng nấc hương vị khi thưởng thức, khiến thương hiệu được ưa chuộng bởi cộng đồng yêu cà phê trong và ngoài nước.
Năm 2019, cà phê đặc sản CADA đạt giải nhất giải nhất Cà phê Đặc sản Việt Nam với điểm số 84,67/100 điểm. Trên thị trường quốc tế, sản phẩm khẳng định tên tuổi khi lọt top 4 cà phê được yêu thích nhất tại cuộc thi Expo Boston 2022 tổ chức ở Mỹ nhờ hương thơm thuần Việt rất đặc trưng cùng sự cân bằng giữa vị đắng nguyên bản và hậu vị ngọt tự nhiên.
Nhấp từng ngụm nhỏ cà phê đặc sản CADA, người uống có thể cảm nhận sự hài hòa của nhiều mùi vị thay phiên dậy lên trong vòm miệng, tạo thành bản hòa tấu vị giác đầy xúc cảm. Với 14 hương vị độc đáo, “hành trình” trải nghiệm của thực khách được dẫn dắt từ hương thơm đầy cuốn hút của quả mọng (berry), mùi sầu riêng thoang thoảng đến vị béo dễ chịu của hạt điều… và kết thúc bằng vị ngọt ấn tượng.
Bởi thế, cà phê đặc sản CADA dễ dàng thỏa mãn bất kỳ người sành cà phê nào, từ gu thưởng thức cà phê thuần Việt đậm đà, cho đến sở thích cảm nhận sự đầy đặn của từng nốt hương vị bên trong hạt cà phê nhỏ bé. Nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê… cao cấp và có gu riêng đã lựa chọn CADA để làm hài lòng yêu cầu của những vị thực khách khó tính nhất.
Đơn cử như Capella Hà Nội - một khách sạn boutique sang trọng chuyên lan tỏa các nét đẹp truyền thống của Việt Nam cho du khách - đã lựa chọn cà phê đặc sản CADA để phục vụ khách du lịch và những người mong muốn thấu hiểu văn hóa, câu chuyện Việt qua tách cà phê tuyệt phẩm.
Giám đốc Khách sạn Capella Hà Nội - ông Dennis Laubenstein - cho biết: “Lựa chọn cà phê đặc sản CADA là quyết định kỹ lưỡng của Capella Hà Nội sau nhiều lần tự trải nghiệm các sản phẩm khác ở Việt Nam. Chúng tôi ấn tượng với hương thơm mạnh mẽ, đặc trưng và thuần Việt của cà phê CADA. Các vị đắng, mặn, chua thanh cùng hậu vị ngọt đều không quá gắt, bổ trợ và nâng vị khiến sản phẩm không chỉ trở nên dễ uống, mà còn là hành trình khám phá Việt Nam qua mỗi tách cà phê”.
“Tôi tin tưởng thực khách của Capella Hà Nội sẽ có những trải nghiệm tương tự khi thưởng thức một tách cà phê Fine Robusta CADA mang đậm hơi thở núi rừng Tây Nguyên giữa lòng thủ đô cổ kính”, ông Dennis nói.
Sự ủng hộ của người tiêu dùng lẫn các giải thưởng từ những hiệp hội uy tín hàng đầu đã giúp người nông dân và các chuyên gia cà phê tại CADA thêm niềm tin trên hành trình khẳng định giá trị cà phê Việt.
Trải qua 100 năm đầy biến động cùng những thành tựu vĩ đại của lịch sử nhân loại, với nỗ lực của mình, cà phê đặc sản CADA được kỳ vọng trở thành một chỉ dẫn địa lý nổi danh của bản đồ cà phê thế giới, mang danh tiếng cà phê Việt vang xa, chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.
Giang Nghiên Dương
Đồ họa: Khôi Khôi
Theo : https://zingnews.vn/cada-vien-ngoc-an-minh-noi-cao-nguyen-post1344255.html
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.