2924 | 3 năm trước
Mỗi ngày, bếp cung cấp gần 600 suất ăn, sáng, trưa và tối cho gần 160 công dân đang cách ly và lực lượng làm nhiệm vụ nơi đây. “Hòa âm” cùng tiếng gà gáy canh 5 là tiếng thau chậu khua, dao băm chặt... rộn ràng ở khu nhà bếp. Mỗi người mỗi việc từ đi chợ, vệ sinh khu vực nhà ăn, nhà bếp, đến nấu cơm, chế biến món ăn, phân chia khẩu phần... như một “dây chuyền công nghệ khép kín”. Mặc cho cái nóng oi nồng của thời tiết, những giọt mồ hôi ước đẫm lưng áo, các “anh nuôi, chị nuôi” vẫn sẵn lòng với tinh thần trách nhiệm cao phục vụ công dân đang cách ly.
Cán bộ, chiến sĩ và dân quân chuẩn bị nơi ở cho bà con về cách ly tập trung.
Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá QNCN Đỗ Thị Kim Yến, Nhân viên nuôi quân tại Trung tâm chia sẻ: “Tổ bếp chúng tôi luôn thường trực 10 cán bộ, chiến sĩ phục vụ ngày 3 bữa. Bảo đảm cung cấp kịp số lượng suất ăn, ai cũng phải thức dậy từ sớm và luôn chân, luôn tay đến sau 7 giờ tối, sau khi dọn dẹp xong mới nghỉ ngơi. Thời tiết nắng nóng nên công việc có phần vất vả hơn, nhưng ai cũng tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Lực lượng nuôi quân chuẩn bị bữa cơm cho công dân cách ly tại Trung đoàn 739.
Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, khẩu phần ăn mỗi người trong khu cách ly là 80.000 đồng/ngày, kinh phí của người cách ly đóng, nên bộ phận bếp đều tính toán kỹ lưỡng, lên thực đơn cụ thể, đặc biệt là thực phẩm chọn phải tươi ngon, hợp vệ sinh, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao. Thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn đều được kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Thiếu tá Lê Minh Quang, Phụ trách bếp ăn Khu cách ly Trung đoàn 739 cho biết: “Kết hợp với nguồn thực phẩm thu mua từ các cơ sở uy tín, đơn vị còn bổ sung nguồn thực phẩm từ tăng gia sản xuất và đưa vào nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho công dân. Buổi sáng thì ăn cháo, bún giò, xôi thịt, bánh ướt, bánh hỏi; các bữa trưa, chiều thì có đầy đủ thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá, trứng và các loại rau xanh, củ, quả. Ngoài việc thay đổi thực đơn trong tuần cho phong phú, chúng tôi còn lưu ý khẩu phần ăn cho các công dân là người già, trẻ em, bảo đảm cho bà con ăn ngon”. Sau mỗi ngày, anh em đều tổ chức “điều tra xã hội học” về khẩu vị, món ăn để có sự điều chỉnh cho hợp lý”.
Sự tận tụy, trách nhiệm của các cán bộ, chiến sĩ nuôi quân được bù lại bằng những phản hồi tích cực của bà con. Bà Nguyễn Thị Cho, 54 tuổi, ở xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ (Bình Định) thổ lộ: “Cơm bộ đội nấu rất ngon. Nhờ sự chăm sóc chu đáo, tận tình của bộ đội, hầu hết những người được cách ly đều có sức khỏe tốt, có người còn tăng cân. Chúng tôi rất biết ơn các anh chị nhiều lắm”.
Lực lượng nuôi quân chuẩn bị bữa cơm cho công dân cách ly tại Trung đoàn 739
Khung giờ ăn đã được định sẵn, công việc của lực lượng nuôi quân cứ tiếp nối nhau, xong bữa sáng lúc 7 giờ lại xoay sang chuẩn bị bữa chính buổi trưa lúc 11 giờ và bữa tối lúc 18 giờ. Nếu việc chế biến phải phù hợp với khẩu vị từng lứa tuổi cũng khá nhọc công và tốn thời gian không ít, thì việc chia khẩu phần ăn cũng phải “đầu tư” công sức không kém. Mỗi phần phải đóng hộp, suất ăn có từ 4 đến 5 món và có cả trái cây. Vất vả là vậy, nhưng thấy công dân có những bữa cơm ngon, ăn hết khẩu phần là bao mệt nhọc đều tan biến.
Theo Thiếu tá Huỳnh Khắc Nhân, Chỉ huy Khu cách ly Trung tâm, từ cuối tháng 5 đến nay, 100% quân số đều ở lại đơn vị làm nhiệm vụ. Tất cả tập trung làm tốt công tác phục vụ, chăm sóc cho hàng trăm lượt công dân về đây thực hiện cách ly. Ngoài bảo đảm những bữa cơm ngon, canh ngọt, anh em còn bảo đảm nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của bà con, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường, phòng, chống lây nhiễm chéo...
Ngày lại ngày, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 739 cứ cần mẫn, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho bà con trong khu cách ly tập trung. Sự quan tâm, sẻ chia, gắn kết yêu thương ấy càng tôn vinh hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Bài, ảnh:QUANG HÙNG
Theo : https://www.qdnd.vn/tren-tuyen-dau-chong-dich/bo-doi-cu-ho-tren-tuyen-dau/cham-lo-tung-bua-com-giac-ngu-cho-ba-con-trong-khu-cach-ly-669566
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.