7545 | 2 năm trước
Thị trường chuối phục vụ Tết ở tỉnh Khánh Hòa vào thời điểm sôi động nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí bàn thờ gia tiên theo phong tục của người Việt. Năm nay, chuối được giá nhưng người trồng kém vui vì lượng chuối ra thị trường ít.
Đã thành lệ, sau 20 tháng Chạp, Quốc lộ 1A đoạn qua xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa sôi động hơn với cảnh mua, bán chuối. Đây là chợ đầu mối tự phát chuyên về chuối ở tỉnh Khánh Hòa. Chuối mốc là giống chuối được bán nhiều để phục vụ thị trường Tết, đặc biệt được người tiêu dùng ở các tỉnh, thành phố tìm mua để bày biện mâm ngũ quả thờ cúng gia tiên. Chuối được trồng trên các sườn núi ở các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn… sau đó được người dân hoặc thương lái đưa xuống chợ để bán. Thương lái ở khắp miền Trung tìm đến hối hả thu mua, kịp vận chuyển đưa ra thị trường.
Chuối được gói, bọc kỹ lưỡng trước khi vận chuyển tiêu thụ.
Bà Bùi Thị Thanh Tâm cho biết, bà cùng 3 người con từ thị xã An Nhơn, Bình Định vào Khánh Hòa thu mua chuối để chuyển ra Bình Định, Quảng Ngãi. Từ ngày 25 - 27 tháng Chạp, mỗi ngày, gia đình bà sẽ gom đủ 1 xe tải khoảng 5 tấn chuối để bán. Chuối để nguyên buồng, sau đó được gói kỹ bằng lá chuối để bảo quản.
“Chuối có giá 1,1 triệu/buồng, gồm 10 nải, dài cỡ 1,2m, thậm chí có buồng 1,3m, trái chuối mập, bự, nhánh xòe. Từ ngày 25 chị bắt đầu chặt chuối Tết để Quảng Ngãi, Bình Định ăn hàng. Phải gói để khi dỡ ra chuối vẫn còn tươi họ mới mua, nếu không gói khi cắt ra chuối xấu sẽ không có người mua”, bà Tâm cho biết.
Tỉnh Khánh Hòa hiện có khoảng 3.000 ha chuối, chủ yếu trồng tại các vùng núi đá. Đây là cây trồng chính của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vì thời gian canh tác ngắn. Chuối Tết bao giờ cũng được giá hơn ngày thường nhưng năm nay nhiều hộ trồng chuối ở tỉnh Khánh Hòa lại không có chuối để bán. Mặc dù trong năm, các vùng trồng chuối không bị hạn hán hay bão gió quật đổ nhưng lại mưa nhiều nên bị sâu lửa, khiến nhiều diện tích chuối bị chết.
Bà Phạm Thị Tuyết, thôn Khánh Thành Bắc, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm cho biết, gia đình làm 5 sào chuối trên núi cao nhưng đã bị hư hại không kịp thu hoạch dịp Tết. “Chuối trồng trên núi cao nên khi thu hoạch vận chuyển về rất vất vả, riêng thời gian đi lại đã mất cả tiếng đồng hồ. Chuối trồng xa nên nhiều khi không thu hoạch được, chuối hỏng vì dính mưa khiến vàng lá, cùng những bệnh hại như sâu lửa, hại từ gốc hại lên khiến chuối rủ lá, vàng trái hoặc không có trái. Chuối xấu chỉ bán để nấu chè, không lãi được bao nhiêu”, chị Tuyết tâm sự.
Buồng chuối đẹp này dài hơn 1,3m giá hơn 1 triệu đồng.
Nguồn cung khan hiếm nên giá chuối Tết tại tỉnh Khánh Hòa đã rục rịch tăng, có những buồng chuối đẹp từ 8 nải trở lên đã được thu mua với giá gần 1 triệu đồng. Ông Lương Ngọc Hà, ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hành nghề buôn chuối cho biết, do đặc điểm thổ nhưỡng nên chuối ở Khánh Hòa trái rất to, nhiều trái, trơn da vì thế đẹp hơn chuối tại nhiều nơi khác. Chuối Tết có giá trị cao nên phải được bảo quản kỹ, vận chuyển an toàn để đưa ra chợ vài ngày trước Tết.
“Dịp Tết người dân ở Quảng Bình, Quảng Trị thường vào đây mua chuối bán Tết, ngoài ra còn khách hàng ở miền Nam. Chuối ở Khánh Hòa đẹp, mỗi gia đình nếu dùng nhiều sẽ hơn 1 buồng, cỡ 10 nải, mỗi buồng chuối mua tại đây cỡ 800.000 – 900.000, đưa ra ngoài đó sẽ bán với giá 1,2-1,3 triệu đồng, có nải 200.000 đồng hoặc 500.000 đồng, người dân thích nải nào đẹp họ sẽ mua vì đây là đồ cúng, thành kính”, ông Hà cho biết./.
Thái Bình/VOV-Miền Trung
Theo : https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/chuoi-tet-o-khanh-hoa-khan-hang-tang-gia-post920810.vov
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.