9564 | 3 năm trước
Chú heo thích ăn kẹo, nằm điều hòa, được chủ coi như con
Chú heo này đang sống cùng gia đình bà Nguyễn Hồng Trang (ngụ xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Bà Trang cho biết trên Báo Dân Trí, hơn một năm trước, con heo nái nhà nuôi đẻ hơn 11 con heo con.
Trong đó, có một con heo nhỏ nhất khoảng 2 kg không bú được nhiều nên ngày càng nhỏ, bà thấy thương nên đem vô nhà chăm sóc cho đến nay. Gia đình bà đặt tên cho con heo là Út Đẹt.
Dần dần, heo Út Đẹt trở nên thân thiết với người trong gia đình bà Trang. Đến nay, heo Út Đẹt đã nặng hơn 50kg. Chú heo này cũng rất thích ngủ trong phòng có quạt máy. Khẩu phần ăn hàng ngày của heo Út Đẹt chính là tôm, cá, kẹo, trái cây... Mỗi ngày, heo Út Đẹt được vợ chồng bà Trang tắm chừng khoảng 30 phút, rất công phu như kỳ cọ, tắm xà bông, lau khô nên chú rất sạch sẽ.
Nông dân Sóc Trăng bắt được 1 con tôm có màu vàng cực hiếm
Chiều ngày 11/3, ông Trần Kim Hoàng (ngụ TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) cho biết trên Báo Dân Trí, ông vừa thu hoạch tôm thẻ chân trắng sau 3 tháng nuôi. Ông vô cùng ngạc nhiên khi bắt được một con tôm màu vàng tươi cực hiếm trong số 600.000 con tôm ông thả nuôi trước đó.
Con tôm cáo màu vàng được người nuôi cho là cực hiếm. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy con tôm "lạ", hiếm có. Có người cho rằng, đó là điềm may cho chủ ao khi có được con tôm vàng quý. Hiện con tôm này đang được gia đình ông Hoàng giữ nuôi làm kỷ niệm.
Cá "lạ" chỉ vượt thác để sinh sản ở Bình Định
Ở Bình Định chỉ có 2 huyện miền núi An Lão và Vĩnh Thạnh là có sự xuất hiện của cá niên. Bởi loài cá này thường sống ở vùng sông, đặc biệt là dưới chân thác. Cá niên rất đặc biệt, chỉ ở nơi nào suối đầu nguồn chảy xiết, bọt tung trắng xóa là nơi chúng quần tụ, sinh con đẻ cái.
Cá niên có thân dẹt, con lớn dài chừng 20cm và to chừng 2 ngón tay người lớn. Loài cá này cũng dễ nhận biết vì có những vi đỏ mọc quanh miệng, thân cá màu trắng bạc, lưng xanh. Chúng chỉ ăn rong tảo nên thịt thơm, ngon, sạch và bổ dưỡng. Ở Bình Định, người ta thường ăn cùng với rau dớn ngon, giòn mang hương vị rất đặc trưng của núi rừng.
Con chó quý được ví như 'thần may mắn' của người Mông
Chia sẻ với Báo Dân Việt, anh Nguyễn Văn Dương (ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) cho biết, con chó đực Mông Cộc của gia đình anh năm nay được hai tuổi, có màu nâu đỏ, màu sắc tượng trưng và mang lại may mắn cho người Mông ở Hà Giang.
"Chó Mông Cộc rất trung thành và nhanh nhạy nên coi nhà rất hiệu quả nên được người Mông ở Hà Giang rất quý coi nó là "thần giữ của" ở trong nhà", anh Dương tiết lộ trên báo này.
Theo anh Dương, con chó quý này đã từng tham gia và được giải cao nhất, nhì tại một số cuộc thi chó quý hiếm ở các tỉnh, thành. Hiện có nhiều người trả giá 200 triệu đồng nhưng anh không muốn bán mà muốn giữ lại làm giống để bảo tồn, phát triển trại chăn nuôi chó quý của gia đình.
Cặp nhung hươu 'đột biến', giá gần 60 triệu
Ông N.C.C. (xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) là chủ nhân của con hươu có cặp nhung khủng, nặng khoảng 4kg. Ông C. kể, 6 năm về trước, ông mua con hươu này của một người dân đưa về nhà chăm sóc. Hai năm đầu, cặp nhung trên đầu con hươu có trọng lượng vừa phải, nhưng mấy năm gần đây cân nặng tăng dần, từ 3kg đến 3,8kg. Riêng năm này, con hươu quý của gia đình ông cho ra cặp nhung khủng nặng khoảng 4kg.
“Tôi có gần 20 năm làm nghề nuôi hươu nhưng chưa có con hươu nào có cặp nhung vừa lạ vừa to như thế này. Thông thường, cặp nhung hươu sẽ tròn mọc thẳng và chìa ra vài nhánh nhỏ. Nhưng con hươu này cho ra cặp nhung to, càng lớn càng chìa ra giống như những bông hoa loa kèn rất bắt mắt. Bây giờ trọng lượng ước đạt khoảng 4kg... Nếu cặp nhung đạt trên 4 kg, tôi sẽ thu về gần 60 triệu đồng”, ông C. tâm sự.
Màn giao hàng "có một không hai" giúp quán phở ngày bán trăm bát
Báo Dân Trí thông tin, cách đây 5 năm, anh Nguyễn Thanh Thế (SN 1978, một quán phở ở Hà Nội) đã nảy ra ý tưởng di chuyển độc đáo trong công việc kinh doanh để tiết kiệm thời gian và công sức. Theo đó, thay vì bưng đồ ăn bằng cách truyền thống, anh Thế đã sử dụng xe điện cân bằng làm phương tiện di chuyển để giao hàng cho khách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngoài bưng phở, những lúc "rảnh tay", vãn khách, anh còn dùng xe điện di chuyển xung quanh quán để hỗ trợ các việc vặt như thu dọn bát đũa, xách nước,...
Nhiều thực khách khi tới quán và chứng kiến màn "trình diễn" giao đồ ăn độc đáo đều tỏ ra thích thú. Một số người còn hài hước tập luyện cùng chủ quán và thử di chuyển bằng xe điện.
Đại gia miền Tây sở hữu 500 xe mô tô biển số siêu đẹp, hiếm gặp
500 chiếc xe mô tô có biển số siêu đẹp như: tứ quý (4 số giống nhau), ngũ quý (5 số giống nhau), sảnh tiến (dãy số liên tục) được trưng bày tại một khu du lịch sinh thái thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang khiến nhiều người trầm trồ, thán phục.
Ông C. cho biết, việc săn tìm, sưu tầm được hơn 500 chiếc xe mô tô biển số siêu đẹp như hiện nay cũng lắm gian nan bởi giới chơi xe biển số độc thường chỉ mua thêm chứ không bao giờ bán. Để có thể thuyết phục những người này nhượng lại chiếc xe yêu quý, ông N. không tiếc tiền của, công sức, thậm chí phải có những bí quyết riêng.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Theo : https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/tom-co-mau-vang-cuc-hiem-ca-la-chi-vuot-thac-de-sinh-san-721277.html
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.