7082 | 3 năm trước
Khác với sự tất bật mọi năm, Rằm tháng Bảy năm nay để tìm được chỗ đặt cỗ không dễ dàng, khi nhiều nơi ngừng phục vụ, nơi lại chỉ hạn chế nhận đơn từ khách quen, không nhận khách lạ...
Nhiều quán thường nhận đặt cỗ cúng rằm tháng Bảy ở Hà Nội năm nay do dịch bệnh cũng đã ngừng phục vụ.
Đại diện Cỗ Bếp Lửa cho biết, do vẫn đang thực hiện giãn cách, đi lại cũng khó khăn hơn nên bếp tạm nghỉ, không nhận đơn đặt cỗ của khách trong đợt rằm tháng 7 này. Nhiều khách gọi điện đến đặt cỗ nhưng bếp đều phải gửi lời xin lỗi và hẹn phục vụ khách vào dịp khác.
Dịch vụ đặt cỗ cúng rằm tháng Bảy năm nay nhiều nơi không phục vụ, có nơi chỉ dám nhận khách quen.
Chia sẻ với PV Infonet, nhân viên một bếp chuyên dịch vụ đặt cỗ online ở khu vực quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, do dịch bệnh nên bếp cũng không dám nhận nhiều, chỉ một số khách thân quen mới nhận, còn khách lạ hầu như không nhận.
“Thực hiện giãn cách, việc đi lại khó khăn nên bếp chỉ nhận đơn của những khách quen ở khu vực gần bếp hoặc khách đến lấy cỗ trực tiếp. Với việc hạn chế phục vụ khách này, bếp dự kiến lượng khách sẽ giảm khoảng 70% so với mọi năm”, một nhân viên bếp cho biết.
Cũng theo nhân viên này, chính vì phục vụ khách quen nên dù giá thực phẩm có tăng nhưng bếp vẫn giữ giá cũ, không tăng giá. Theo đó, mâm cỗ có khoảng giá từ 1 triệu đồng trở lên, tất cả các thực đơn đều có 7 món, tùy nhu cầu khách đặt món gì thì giá thành sẽ khác nhau.
Đơn cử, mâm cỗ 1 triệu đồng sẽ có 7 món: Xôi đỗ xanh, gà hấp lá chanh, giò lụa, bò xào cần tỏi, nem tôm thịt, nộm hoa chuối, canh sườn non rau củ. Hay thực đơn mâm cỗ 1,6 triệu đồng có các món như: xôi Hoàng Phố, gà quay Quảng Đông, tôm sú Hoàng Bào, mực ống chiên, bò lúc lắc khoat tây chiên, nộm hoa chuối tai heo, canh nấm mọc trứng cút.
“Dù chỉ phục vụ khách quen nhưng nếu bình thường chỉ cần đặt cỗ trước 2 ngày, nhưng do dịch bệnh, nguồn thực phẩm nhiều bên không cung cấp được nên bếp phải dùng nguồn hàng ở siêu thị, phải đi chợ theo phiếu, theo ngày quy định; vì thế khách cũng phải đặt sớm bếp mới có kế hoạch phục vụ được, nếu muộn quá thì khó”, nhân viên bếp cho hay.
Ngoài ra, theo tìm hiểu, ngoài nhận đặt mâm cỗ, bếp này còn nhận đặt set xôi gà với giá thấp nhất là 500.000 đồng/set, trong đó gà có trọng lượng khoảng 2kg.
Cũng chỉ chủ yếu nhận phục vụ khách quen, chia sẻ với PV Infonet, chị Lưu Hồng Nhi ở bếp chay Tâm Hảo cho biết, khi đã nhận đủ số lượng trong khả năng phục vụ được là bếp sẽ dừng không nhận nữa.
Mâm cúng chay dịp rằm tháng 7 hiện có bếp phục vụ với giá 750.000 đồng cho mâm có thực đơn 8 món và 1 triệu đồng với mâm có 11 món. (Ảnh: Bếp chay Tâm Hảo)
“Nếu như mọi năm bếp nhận phục vụ khoảng 60-70 mâm, thì năm nay bếp cũng có kế hoạch hạn chế nhận khách do dịch bệnh, việc vận chuyển cỗ cho khách khó khăn hơn vì bếp phải đặt dịch vụ ship trên app ở những đơn vị có thể vận chuyển được”, chị Nhi nói.
Cúng rằm tháng Bảy khách thường đặt rải rác, có khách cúng sớm nên bếp đã phục vụ từ mồng 1/7 âm lịch. Tuy nhiên theo chị Nhi, đến thời điểm này số lượng khách đặt cũng vắng hơn mọi năm, có nhiều khách mua đồ của bếp rồi về tự làm.
Hiện nay Hà Nội vẫn đang thực hiện giãn cách nên việc đi chợ cũng phải 2-3 ngày mới đi được một lần theo phiếu và chỉ đi chợ gần nhà nên nguồn thực phẩm cũng không được dồi dào. Do vậy, nếu khách đặt sát ngày mà còn dư thực phẩm thì bếp mới nhận, còn hết thì đành từ chối khách.
Bếp chay Tâm Hảo hiện có hai loại mâm cúng chay với giá 750.000 đồng cho mâm thực đơn 8 món và 1 triệu đồng với mâm có 11 món như xôi, giò lụa, gà quay chay, nem hải sản chay, chả cốm chay, bò chay xào lúc lắc hay tảo xoắn chi lê xào, canh măng, nem thính, dồi chay....
“Mặc dù năm nay dịch bệnh, thực phẩm có tăng giá nhưng bếp hầu như không tăng giá vì chủ yếu là phục vụ khách quen. Duy chỉ có món nào nguyên liệu bị tăng cao quá thì bếp chỉ dám tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg, chẳng hạn như giò chay.
Tuy nhiên, hiện phí ship khá cao, bếp đặt trên app có đơn 50.000-60.000 đồng, nhưng nơi xa như ở Long Biên thì phí ship tăng 125.000-130.000 đồng, nên nếu khách đặt thì phải chấp nhận trả khoản phí ship này”, chị Nhi cho biết thêm.
Khôi Nguyên
Theo : https://infonet.vietnamnet.vn/thi-truong/24h/dich-vu-dat-co-cung-ram-thang-7-nhieu-noi-nghi-phuc-vu-noi-chi-dam-nhan-khach-quen-293235.html
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.