Bạn là người BÌNH ĐỊNH

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Thứ sáu, 26/04/2024 , Bình Định


Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

9833 | 1 năm trước

Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao 0

Chị Chu Thị Hạnh giới thiệu sản phẩm thạch đen của mình

Lập nghiệp từ món ăn chơi

Cô giáo Chu Thị Hạnh (thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) dáng người nhỏ nhắn, nhưng có một giọng nói rất ấm áp, tạo cảm giác thân thiện ngay lần đầu gặp gỡ.

Chu Thị Hạnh kể: "Em quê ở xã Bắc Hùng cách thị trấn Na Sầm 17 km, quê em nghèo và lạc hậu, điều kiện sống rất khó khăn. Em được bố mẹ gửi ra nhà cô ruột để tiện đi học, từ khi mới 4 tuổi. Lúc học xong cấp 3, em thích theo ngành nông nghiệp lắm, nhưng nhà nghèo nên đã chọn ngành sư phạm để học, vì không phải đóng học phí. Ngay từ lúc còn nhỏ, gia đình đã làm thạch để ăn. Người làng thấy món thạch nhà em ngon hơn những gia đình khác, nên đã nhờ làm. Em cũng thừa hưởng những công thức của gia đình, nên đã biết làm món thạch từ rất sớm".

Năm 2009, Hạnh bắt đầu làm thạch để mang đi các làng trong xã mình dạy học để bán. "Em vừa là cô giáo, lại đi bán thạch rong, lúc đầu cũng ngại lắm. Nhưng em vẫn nghĩ mình làm sản phẩm tốt ngay trên quê hương mình, kiếm tiền một cách chính đáng, được nhiều em nhỏ yêu thích món ăn này, nên em lại cố gắng", Hạnh chia sẻ.

Cứ thế, hình ảnh cô giáo Hạnh gắn với món thạch thơm ngon, mát ruột đã thân thuộc với bà con ở huyện Văn Lãng biên giới này từ đó.

Để làm được những mẻ thạch ưng ý, được khách hàng phản hồi tốt, Chu Thị Hạnh cho biết: Đầu tiên, phải biết chọn mua được những cây thạch nguyên liệu, được bà con trồng ở trên nương. Sau khi bà con thu hoạch, phơi khô mình mua về rồi bắt đầu chế biến.

Người làm phải loại bỏ dễ, nhặt sạch lá cây (vì trồng ở trên nương thường có lá cây rụng vào), sau đó mang rửa sạch, đưa vào nồi nấu khoảng 8 tiếng đồng hồ. Tới khi cây thạch nhừ, tạo ra dịch thạch thì mình bỏ ra lọc kỹ. Khâu cuối cùng là đưa bột năng, đường vào nấu để tạo ra món thạch.

Sau khoảng 4 tiếng đồng hồ đun tiếp thì mới đạt thành phẩm, lúc đó mang thạch ra đóng hộp để đi bán. Đặc biệt, sản phẩm phải sạch, thơm đặc trưng của vị thạch, khi ăn cảm nhận được độ giòn, mặc dù thạch thì rất mềm.

Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao 10

Chu Thị Hạnh mong đầu ra của nông sản địa phương sẽ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nước ngoài

"Trước kia chưa có các máy móc hỗ trợ, để làm được một mẻ thạch thì em phải mất 2 ngày. Nhưng hiện nay, em đã đầu tư máy rửa, máy băm, hệ thống nồi hơi để đưa vào sản xuất. Vì vậy để làm ra một mẻ thạch chỉ còn khoảng 8h đồng hồ. Khi nào em nấu thạch, là ai cũng biết, vì mùi thơm bay khắp xóm quanh nhà", Chu Thị Hạnh cười tươi bật mí.

Do được khách hàng gần xa tin tưởng, sản phẩm thạch đen với bí quyết rất riêng của cô giáo Hạnh đã tiêu thụ ngày càng nhiều. Đến năm 2019, Hạnh đã chính thức đăng ký kinh doanh, lấy thương hiệu là "Thạch Chu Hạnh". Chu Thị Hạnh chia sẻ: "Sản phẩm của mình ra đời sau, thì phải xác định sản phẩm của mình phải có hướng đi riêng. Không chỉ ăn ngon miệng, mà phải có chỉ dẫn địa lý rõ ràng. Đặc biệt là sản phẩm của em cam kết không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào. Chính vì vậy, năm 2021 em đã đạt sản phẩm thạch đen Chu Hạnh đạt OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại em vẫn không ngừng đổi mới, cải tiến trong khâu chế biến, để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa".

Ước mơ tìmđầu ra ổn định cho sản phẩm

Chu Thị Hạnh cho biết: Sau nhiều năm tìm hiểu, Hạnh biết các sản phẩm chế biến từ cây thạch đen có rất nhiều tác dụng. Đây là một cây dược liệu có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý như: Giảm cholesterol trong máu, chống lão hóa da… Nhưng đầu ra thì hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

Có những năm mất mùa, giá thạch khô lên tới 70 nghìn đồng/kg. Nhưng khi bà con được mùa, lại bị ép giá xuống còn rất thấp. Ví như năm 2021, giá 1kg thạch đen khô có khi xuống tới 17 nghìn, khiến bà con rất lo lắng và không yên tâm vào canh tác. Nếu chúng ta tìm được đầu ra cho cây thạch đen tốt bằng những sản phẩm chế biến chuyên sâu, thì em tin rằng cây thạch đen sẽ là cây làm giàu cho miền núi Lạng Sơn này.

Không phải vô cớ mà sản phẩm thạch đen của Lạng Sơn được người dân ở thị trường Nhật Bản, Trung Quốc săn đón như hiện nay. Chu Thị Hạnh bộc bạch thêm: "Em nghĩ làm ra sản phẩm thạch đen tốt, không chỉ cho bản thân mình, mà cho cả cộng đồng nữa. Tránh cho những người nông dân ở làng xóm em đầu tư bao công sức cho nông sản, nhưng lại thấp thỏm khi vẫn phụ thuộc vào những thương lái nước ngoài".

Hiện nay sản phẩm Thạch Chu Hạnh đã có mặt ở thị trường Sài Gòn, Bình Định, Quảng Trị, Hà Nội; được huyện Văn Lãng chọn làm một trong những sản phẩm tiêu biểu của huyện, hỗ trợ mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP ngay tại thị trấn Nam Sầm.

Hải Linh - Ảnh: NVCC

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Theo : https://phunuvietnam.vn/co-giao-tay-lam-mon-thach-den-ocop-3-sao-20221122175107472.htm


Bài viết cùng chuyên mục

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

1 năm trước

Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.


Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

1 năm trước

Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.


Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

1 năm trước

Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).


Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

1 năm trước

Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết


Thân thương thuyền thúng

Thân thương thuyền thúng

1 năm trước

Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.


Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

1 năm trước

Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.


Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

1 năm trước

Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.


Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

1 năm trước

Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.


Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

1 năm trước

Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.


Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

1 năm trước

Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.


Xem tất cả bài viết thuộc chuyên mục Ẩm thực Bình Định

Việc làm khác