6409 | 3 năm trước
Bát đĩa từ lá chuối khô, lá bàng và vỏ hộp sữa
Tại Việt Nam, lá bàng có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Tương tự, vỏ hộp sữa hiện chưa có công nghệ tái sử dụng, rất lãng phí. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu trẻ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường thuộc Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã nghiên cứu việc tái sử dụng vỏ hộp sữa kết hợp lá cây bàng, tạo ra sản phẩm đĩa, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Những chiếc đĩa làm từ vỏ chuối, lá chuối và vỏ hộp sữa kết hợp với lá bàng ép. (Ảnh: Giáo Dục và Thời Đại)
Tương tự, chỉ từ vỏ chuối, lá chuối, một nhóm bạn trẻ đến từ TP.HCM đã ép khô, tạo thành các loại hộp, chén, đĩa dùng một lần thay thế cho hộp nhựa. Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và phân hủy sinh học sau 45 ngày.
8X lấy lá sen về vẽ tranh, bán chục triệu đồng một bức
Sau khi tốt nghiệp Đại học Hồng Bàng, chị Phạm Thị Diệu Huyền (SN 1985, Thừa Thiên-Huế) làm nhiều nghề khác nhau nhưng đều chưa thành công. Đến khoảng năm 2009, chị Huyền quyết định trở về Huế và khởi nghiệp tại quê hương. Đầu năm 2019, chị bén duyên với hoa sen trắng, làm các sản phẩm đặc sản Huế. Chị trồng sen trắng và các sản phẩm đặc sản quê hương lần lượt ra đời, trong đó có tranh làm từ lá sen.
Giai đoạn đầu mới làm, chị thực sự cảm thấy rất khó khăn. “Vì đã là tranh thì cần tính tỉ mỉ, độ chuẩn xác cao, nên tôi phải bỏ rất nhiều sản phẩm chưa ưng ý. Khi bán ra thị trường, gần như khách hàng của mình đều hài lòng, họ rất thích bởi nghệ thuật tranh trên nền lá sen còn khá mới mẻ. Đặc biệt, phôi tranh sen cho họ nhiều cơ hội để thỏa sức sáng tạo”, chị Huyền cho biết trên Dân Việt.
Sau hơn 1 năm theo đuổi, chị Huyền đã làm trên dưới 100 bức to - nhỏ khác nhau. Tùy thuộc vào kích thước, sản phẩm có giá từ vài trăm đến cả chục triệu đồng.
9X Hải Phòng biến đá cuội thành tiền
Theo Báo Dân Trí, khi còn là sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội, Nguyễn Trung Kiên (SN 1997, ở Hải Phòng) từng định hướng khi ra trường sẽ trở thành kiến trúc sư. Nhưng sự nghiệp bất ngờ rẽ ngang sang hướng mới khi một lần đi tìm đề tài trên mạng, anh bị mê hoặc bởi một video về nghệ thuật vẽ tranh trên đá cuội. Say mê tìm hiểu, anh Kiên mày mò vẽ thử. Sau đó, anh quyết định bỏ học, khởi nghiệp với đá cuội.
Những nét vẽ sinh động, độc đáo trên đá cuội. (Ảnh: Dân Trí)
Với ý tưởng thông minh, sáng tạo, anh Kiên đã biến những viên đá cuội thành các tác phẩm có giá trị cao, nhiều viên có giá lên tới 3 triệu đồng. Ngoài phục vụ dòng khách nội địa, anh Kiên còn hướng những thị trường khách nước ngoài. Nhiều sản phẩm đẹp, độc đáo của anh đã được một số vị khách ở Anh, Mỹ đặt mua.
Bắt được 2 "thủy quái" đuôi đỏ "khủng" nặng 61kg
Ông Nguyễn Chất Sâm (50 tuổi, chủ khu Sinh thái Ia Ly Sâm Phát, huyện Chư Păh, Gia Lai) cho biết trên Báo Tiền Phong, 2 con cá lăng “khủng” (con to nặng 31 kg, con bé nặng 30 kg) vừa được ông và nhóm công nhân đưa lên từ sông Sê San sau hơn 3 giờ đồng hồ vật lộn để giữ cần câu.
Từ trước tới nay, con cá lăng bình thường chỉ nặng từ 2-7 kg. Có một số con cá lăng đuôi đỏ nặng từ 20-30 kg nhưng rất hiếm người bắt được. Theo ông Sâm, để câu được cá lớn ở sông Sê San (địa phận thị trấn Ia Ly) cần rất nhiều thời gian, thậm chí phải xác định ngủ qua đêm trên khúc sông này.
Chú vịt thông minh hiểu tiếng người
Chị Đặng Thị Thảo (40 tuổi, thương hồ ở Chợ nổi Cái Răng, quận Cái Răng, Cần Thơ) cho biết, chú vịt đực được chị nuôi được 6 tháng tuổi, đặt tên là Chíp. Vịt Chíp được chị chăm sóc, cưng chiều như con.
Chị Thảo đang cắt "tóc" cho "thú cưng" (Ảnh: Dân Trí)
Theo chị Thảo, chú vịt này hiểu tiếng người, chỉ ăn thức ăn người nhà cho, không ăn của người lạ. "Từ nhỏ tôi đã tập cho Chíp ăn cơm và thức ăn như mọi người trong gia đình. Lâu dần nó quen với khẩu vị đó nên giờ nó không ăn được lúa hay thức ăn cho vịt", chị Thảo kể. Khẩu phần ăn của chú vịt thường gồm cơm trộn với thịt hoặc cá. Thi thoảng, chị đổi bữa cho Chíp ăn hủ tiếu, bún, bánh mì, bắp (ngô)... tùy theo thực đơn của cả nhà.
Chị Thảo cho biết, do vịt Chíp chỉ ăn đồ ăn kiểu của người mà không ăn thức ăn của vịt nên hơi chậm lớn, dù đã được nửa tuổi nhưng Chíp chỉ nặng hơn 2 kg. Chíp rất quấn người hay lẽo đẽo theo sau các thành viên trong gia đình.
Độc lạ loại quả giống dưa hấu tí hon, vị lại chua như chanh
Báo Dân Trí cho hay, loại quả này nhìn thoáng qua giống quả dưa hấu tí hon nhưng lại là một loại dưa chuột có nguồn gốc từ Mexico. Trái dưa chuột Mexico có kích thước nhỏ, ăn có vị dưa chuột nhưng chua như chanh.
Loại dưa này có thể ăn trực tiếp, ngâm chua hoặc cắt nhỏ cho vào món salad. Cả vỏ và hạt của quả dưa này đều ăn được. Chúng thường được dùng như đồ khai vị, làm salad, món xào, cocktail... ở các nhà hàng.
Ở Việt Nam, loại quả này vẫn còn khan khiếm, chưa được ưa chuộng nhiều vì giá cả cao.
Thứ bún có mùi tro bếp, màu lạ mắt
Báo Bình Định thông tin, món bún nổi tiếng ở thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) được làm bằng bột gạo, nước tro có màu vàng óng ánh rất đẹp. Nếu người không rành sẽ đoán dĩa bún dây là mì.
Bún dây ở Bình Định có vị đặc trưng do mùi tro bếp (Ảnh: Báo Bình Định)
Cách làm bún dây rất kỳ công từ ngâm gạo cũ, ngâm nước tro 6-8 tiếng. Bún dây có vị đặc trưng rất riêng do mùi tro bếp. Sợi bún mềm, dai được tha thêm dầu hẹ, đậu phộng rang giã nhuyễn thơm nồng.
Hạnh Nguyên(Tổng hợp)
Theo : https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/doc-dao-bat-dia-tu-la-chuoi-kho-tranh-chuc-trieu-tu-la-sen-772417.html
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.