9919 | 2 năm trước
Những cái gánh dọc chợ, ngoài rìa chợ, những con ngõ chợt nhộn nhịp đông hơn tại góc có gánh quà quê vừa hạ xuống đất. Gánh to phồng, rổn rảng món, treo góc nọ góc kia, vuông vức như nhà hộp góc phố tới hồi phải cơi nới tại dân số ngày càng đông. Những bà mẹ quê xuất phát từ làng quê xứ “nẫu“ miền Trung; gánh đủ món, bánh tráng dừa Bình Định, bánh cốm Phú Yên, rồi bánh bình tinh ,…tới món mạch nha, đường phổi Quảng Ngãi….
Họ giống nhau, một kiểu người, gầy gầy, khuôn người đen đậm vì nắng gió; một gánh hàng nghe nói lang thang cả tháng chưa quay về, những gánh quà quê trên vai của những bà mẹ quê ra phố….
Họ giống nhau, một kiểu người, gầy gầy, khuôn người đen đậm vì nắng gió
Những cái bánh đó đã một thời tôi làm theo má, cái thời mọi món để đến tết có dùng thì phải tự tay làm, từ miếng mứt ngọt, cái bánh nếp đến cái bánh tráng mỏng cuốn thịt heo.
Trong đó món bánh nổ nếp là cái bánh xưa nhất má tôi đã từng làm. Sau này mọi người bỏ bớt món đó. Có thể do thiếu nguyên liệu là những hạt lúa nếp, một loại giống ưa thích mùi thật thơm, hay có thể là cái bánh đó còn mang tính cộng đồng. Nhiều nhà cùng góp vào làm thì mới bõ công nhóm lò rang nếp cho nổ bung rồi người sàng sảy cho rớt hết các hạt chưa bung, hạt còn mắc tí lúa vỏ.
Nhớ má tôi ngày đó phụ trách khâu sàng sảy, cái cách sàn sảy của người nông dân còn sót lại, nhịp nhàng đưa, đẩy, lớp vỏ lúa đùa ra mặt trước cái sàng, lớp nếp nổ còn lại bên trong. Rồi má hắt mớ nếp nổ bung trắng phau là thành quả vào cái thúng to rộng. Nhớ ngày đó nhà tôi còn có nghề thợ mộc, ba tôi đã làm cái khuôn ép bánh nổ thật chắc và hiện đại cho cả xóm dùng chung. Cái khuôn đó ép rất chắc cái bánh đến lúc cắt ra mặt bánh được ép mịn ai cũng khen và thích thú.
Tần ngần trước gánh bánh tôi hỏi đủ loại, sờ đủ món, muốn mua như mua ký ức ôn nhớ chứ thật ra đâu có người dùng. Nhà toàn người lớn tuổi mắc bệnh chuyển hóa, tiểu đường thì cũng phải kiêng món ngọ. Trẻ con có cũng chắc hết thích mấy món cổ xưa như ri, tôi tần ngần cũng phải.
Tần ngần thương cái gánh hàng quê ghê gớm.
Tần ngần bởi thương cái gánh hàng quê ghê gớm. Thương cái gánh lụi bụi đường xa ra tận đây trên vai những bà mẹ không trẻ cũng không già, tận Phú Yên hay xa hơn từ Bình Định xa xôi. Họ là gạch nối cuối cùng nhắc nhớ thời buôn gánh bán bưng của mẹ tôi xưa. Cái gánh hàng mà chỉ mỗi tôi tần ngần bên triêng gióng từ lúc mới đặt xuống đến buổi chợ xôn xao vẫn chỉ mình tôi vậy có mong sau này nó có còn tồn tại. Những món bánh quê rồi sẽ dần quên lãng, quên lãng không phải bởi sự dở mà bởi tiện ích của cuộc sống đã làm chúng tự biến mất.
Những gánh quà quê theo trên vai của những bà mẹ quê ra phố….
Lưu Bình
Theo : https://plo.vn/van-hoa/ganh-qua-que-to-phong-tren-vai-nhung-ba-me-que-ra-pho-1040320.html
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.