Bạn là người BÌNH ĐỊNH

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Thứ tư, 22/01/2025 , Bình Định


Món ngon miền Trung ở Biên Hòa

3042 | 2 năm trước

Ngay giữa lòng đô thị Biên Hòa, thực khách có thể thưởng thức những món đặc sản quê chính gốc miền Trung. Phổ biến nhất vẫn là các món ngon của cố đô Huế, xứ nẫu Bình Định, xứ Quảng…

Món ngon miền Trung ở Biên Hòa 1

Cô gái Hồ Thị Mỹ Phương, chủ quán ăn Huế O Yến tại P.Tân Phong (TP.Biên Hòa). Ảnh: B.Nguyên

Trong đó, rất nhiều quán ăn ngon gắn với câu chuyện người trẻ xa quê lập nghiệp từ những món đặc sản quê nhà.

* Nhiều lựa chọn

Những người quê gốc miền Trung hoặc thực khách mê món Huế, xứ Quảng dễ dàng tìm được các quán ăn, cửa hàng chuyên bán đặc sản miền Trung. Trong đó, món ngon nổi tiếng nhất xứ Huế phải kể đến là bún bò.

Bún bò Huế ra đời từ thời chúa Nguyễn Hoàng ở thế kỷ XVI. Tương truyền, xưa có cô Bún xinh đẹp, giỏi giang, thạo nghề làm bún sống tại làng Vân Cù (nay thuộc TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Cô Bún đã sáng tạo ra cách chế biến món ăn mới từ nguyên liệu thịt bò nấu nước dùng để ăn chung với bún tạo nên bún bò Huế.

Ngày nay, món bún bò Huế có nhiều cải tiến với nguyên liệu đa dạng: các loại thịt bò, huyết heo, giò heo, chả cua… “Linh hồn” của món bún bò xứ Huế chính là nước lèo. Nồi nước lèo ngon phải được hầm từ xương ống bò để có vị ngọt đậm đà và nêm bằng mắm ruốc Huế cũng như các nguyên liệu khác để dậy mùi hấp dẫn.

Bắt kịp xu thế tiêu dùng của thực khách hiện nay, nhiều quán ăn, điểm kinh doanh đặc sản miền Trung có dịch vụ đặt hàng online và giao hàng tận nơi. Thực khách có thể ngồi ở nhà chọn mua các món ăn ngon ở khắp các tỉnh, thành miền Trung.

Những thực khách mê món Huế còn có thể thưởng thức nhiều món ngon của đất cố đô ngay tại TP.Biên Hòa với các món bánh: bèo, nậm, bột lọc, ram - ít đến cơm hến, bún hến, bún mắm nêm và các món chè để ăn chơi.

Quán chuyên bán đặc sản món Huế lâu năm ở Biên Hòa được nhiều thực khách biết tiếng phải kể đến quán O Yến trên đường Nguyễn Ái Quốc (P.Tân Phong). O Yến là người gốc Huế nay đã 66 tuổi. O vẫn luôn gắn bó với căn bếp chuyên nấu các món Huế. Tay nghề nấu ăn ngon của O được truyền từ bà, từ mẹ.

O Yến chia sẻ, phụ nữ Huế chịu thương, chịu khó nên không chỉ giỏi nữ công gia chánh, chăm sóc chồng, con mà những người bà, người mẹ thường buôn gánh bán bưng để phụ lo kinh tế gia đình. Nghề nấu bún bò, làm bánh Huế của O Yến được truyền lại từ bà, từ mẹ của mình. Mấy chị em trong gia đình O cũng mở quán kinh doanh các món Huế.

O Yến kể: “Mở quán ở quê không thể nuôi 4 con vào miền Nam ăn học nên tôi vào TP.HCM mở quán kinh doanh. Sau này, con cái về Đồng Nai lập nghiệp, tôi cũng theo về, phụ con kinh doanh quán món Huế ở TP.Biên Hòa”.

Những món đặc sản riêng của miền Trung không chỉ được người dân xứ họ tìm mua mà thực khách các vùng miền cũng ưa chuộng. Chỉ cần lên mạng tìm kiếm, thực khách có thể dễ dàng tìm được hàng chục quán chuyên bán các món miền Trung như: bún bò Huế, mì Quảng, bún cá Quy Nhơn, bún cá Nha Trang…

Vào một cửa hàng bán đặc sản tỉnh Bình Định ở chợ Biên Hòa, thực khách có rất nhiều lựa chọn vì không chỉ có đặc sản của tỉnh Bình Định mà của nhiều nơi khác như Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam...

Trong đó, có nhiều đặc sản của vùng đất võ như: chả tôm đất, tré rơm, nem chả chợ Huyện (vùng nổi tiếng là các loại nem chả ngon của xứ Bình Định), cá ngừ đại dương đến các món gia vị như: tỏi Lý Sơn, các loại mắm từ mực, cá cơm…

Chị Bùi Thị Hồng Hạnh, người bán hàng tại đây cho biết, cửa hàng đã mở được 3 năm, ngoài đặc sản tỉnh Bình Định còn bán thêm nhiều đặc sản vùng miền khác. Quán không chỉ có khách quen là người dân gốc Bình Định mà thực khách ở khắp các vùng miền từ Bắc, Trung, Nam đến mua rất nhiều. Đắt khách nhất là vào các dịp lễ, Tết, ngoài mua về sử dụng họ cũng đặt hàng làm quà biếu.

* Những người trẻ bán món ăn quê

Kinh doanh các món đặc sản miền Trung từ các quán ăn, cửa hàng đặc sản đến bán online hiện nay khá sôi động. Chỉ dạo qua đường Phan Trung (P.Tân Tiến, TP.Biên Hòa), thực khách đã có hàng chục điểm đến để lựa chọn từ quán bún bò Huế đến quán mì Quảng Hội An, bánh cuốn xứ nẫu Bình Định, bánh xèo miền Trung... Trong đó, nhiều quán không chỉ được chăm chút, đa đạng về chất lượng món ăn mà còn được đầu tư bài bản về hình thức, tạo dấu ấn riêng.

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ chọn khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh đặc sản quê. Với cách làm sáng tạo, họ thu hút được khá đông thực khách thuộc đối tượng này.

Chị Lê Thị Hồng Nhi (27 tuổi), tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại một trường đại học ở TP.Biên Hòa đang là chủ của 3 cửa hàng kinh doanh ẩm thực, đặc sản tỉnh Bình Định gồm: bún cá Quy Nhơn, bánh cuốn xứ nẫu và cửa hàng đặc sản Bình Định Đan Nhi.

Món ngon miền Trung ở Biên Hòa 21

Cô gái Lê Thị Hồng Nhi chọn khởi nghiệp kinh doanh các món ngon xứ nẫu tại TP.Biên Hòa

Từ khi còn là sinh viên năm 3, Nhi đã quyết định khởi nghiệp từ quán bún cá Quy Nhơn Đan Nhi rồi dần mở thêm các điểm kinh doanh khác. Khát vọng của cô gái trẻ này là nối dài thêm các điểm kinh doanh để giới thiệu rộng rãi đặc sản Bình Định đến thực khách khắp nơi.

Mối duyên khiến cô gái trẻ này chọn khởi nghiệp kinh doanh đặc sản quê là vì từ Bình Định vào TP.Biên Hòa đi học luôn nhớ món quê. Từ nhu cầu của bản thân, Nhi nghĩ đến kinh doanh ẩm thực quê.

Là người rất kén ăn nên Nhi chịu khó học kinh nghiệm nấu ăn ngon. Ngoài ra, bí quyết để chế biến được các món ngon quê nhà là phải chọn lọc nguyên liệu thật tươi ngon. Khẩu vị miền Trung, không có vị ngọt của đường, phục vụ thực khách miền Nam, cô chủ quán ăn trẻ cũng có điều chỉnh ít nhiều để hợp với thực khách nhưng vẫn giữ được vị đậm đà của món ăn.

Theo Nhi, ở thành phố công nghiệp, hoạt động kinh doanh ẩm thực, nhất là ẩm thực phục vụ giới trẻ rất sôi động nên chen chân vào không dễ. Để thành công, chị phải tỉ mỉ lựa chọn các món tré, nem, chả từ những lò sản xuất thủ công ở quê... Và chính các quán ăn này cũng là cách hữu hiệu để mở rộng kênh tiếp thị với thực khách về món ngon quê nhà.

Người mở ra quán bán món Huế O Yến có tiếng ở Biên Hòa là cô gái trẻ Hồ Thị Mỹ Phương. Cô lấy tên mẹ O Yến làm tên quán vì đây là cách gọi thân thuộc dành cho những người bà, người mẹ xứ Huế. Từ món bún bò, món cơm, bún hến đến các món bánh Huế trong quán đều được giữ nguyên cách chế biến, nêm nếm của người Huế.

Con gái Huế từ nhỏ đã phụ mẹ làm bếp nên hơn 20 tuổi, Mỹ Phương đã tự tin mở quán kinh doanh món Huế. Các món Huế ở quán O Yến vẫn giữ đúng chất quê xứ Huế. Từ nguyên liệu chính đến các gia vị nêm nếm như ớt, mắm nêm... đều phải chính gốc từ Huế. Bếp chính của quán là 2 mẹ con O Yến nhưng cần hơn chục người phụ việc vì các món chả Huế, chả cua, tré Huế... đều được quán tự làm theo cách thủ công truyền thống.

Bình Nguyên

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Theo : http://www.baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202211/mon-ngon-mien-trung-o-bien-hoa-3142937/


Bài viết cùng chuyên mục

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

2 năm trước

Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.


Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

2 năm trước

Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.


Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

2 năm trước

Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).


Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

2 năm trước

Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết


Thân thương thuyền thúng

Thân thương thuyền thúng

2 năm trước

Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.


Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

2 năm trước

Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.


Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

2 năm trước

Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.


Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

2 năm trước

Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.


Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

2 năm trước

Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.


Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

2 năm trước

Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.


Xem tất cả bài viết thuộc chuyên mục Ẩm thực Bình Định

Việc làm khác