Bạn là người BÌNH ĐỊNH

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Chủ nhật, 24/11/2024 , Bình Định


Người phụ nữ ở TP.HCM trồng nho, dưa trĩu quả trên sân thượng

5139 | 3 năm trước

Từ không biết gì về trồng trọt, sau 2 năm, chị Ánh biến không gian 50 m2 trên sân thượng thành khu vườn cho cây, trái tốt tươi, cả nhà ăn không hết.
Người phụ nữ ở TP.HCM trồng nho, dưa trĩu quả trên sân thượng

Trong đợt TP.HCM giãn cách xã hội, ngày nào chị Võ Thị Ngọc Ánh (sinh năm 1990, ở quận 6) cũng lên khu vườn trên sân thượng cắt vài cành hồng về cắm cho gian bếp để thư giãn.

Đúng độ vườn dưa sữa chín rộ, mỗi quả nặng hơn 3 kg, chị cho hàng xóm xung quanh vì nhà ăn không hết.

Khu vườn 50 m2 của chị Ánh đang trồng các giống dưa khác như Kim Long, Huỳnh Long, Đế Đặc Mật, Honey Red, Bimei; giàn nho; nhiều loại rau, củ, quả gồm muống, cải, mồng tơi, bầu, bí, khổ qua.

“Những ngày này, khu vườn trở nên rất quan trọng và ý nghĩa với gia đình mình. Không chỉ cung cấp rau, quả sạch, mà còn là nơi thư giãn cho cả nhà. Mọi người thường lên vườn tập thể dục mỗi sáng”, người phụ nữ 30 tuổi nói với Zing.

Những ngày giãn cách, chị Ánh không phải mua rau, quả vì vườn nhà có sẵn.

Đam mê làm vườn

Cách đây 2 năm, chị Ánh không hề biết trồng cây hay làm vườn. Đọc nhiều bài viết về các khu vườn trên sân thượng, chị cũng muốn tạo nên không gian xanh cho gia đình.

Được chồng ủng hộ, chị Ánh đầu tư hơn 5 triệu đồng để mua 20 bao đất thịt, sắt về làm giàn và các loại giống, phân bón. Cứ tan làm, hai vợ chồng lại cặm cụi vác từng bao đất lên sân thượng tầng 4.

Do chưa có kinh nghiệm, chị Ánh tham gia nhiều hội, nhóm về trồng cây để học hỏi. Chị cũng rút ra bài học sau mỗi lần gặp thất bại như rau, quả còi cọc, sâu bệnh, thất thu.

Chị Ánh chia vườn thành các khu vực để trồng cây dây leo, rau và hoa. Tuy chăm sóc vất vả, chị luân canh nhiều loại nhằm đảm bảo gia đình luôn có thực phẩm sạch để dùng.

Trong đợt giãn cách, ngày nào chị Ánh cũng lên vườn cắt hoa hồng về cắm, hái dưa, rau về cho gia đình ăn.

Trong vườn, chị Ánh ưu tiên trồng dưa vì cả nhà thích ăn và cây nhanh cho trái.

Chị tìm các giống dưa của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc để gieo hạt, đồng thời thiết kế giàn nhằm tiết kiệm diện tích và thời gian tưới nước, bón phân.

Theo chị Ánh, để cây đạt năng suất cao, đất trồng phải sạch mầm bệnh, đầy đủ dinh dưỡng. Sau mỗi vụ, chị phơi đất với vôi nông nghiệp, đồng thời trộn 50% đất thịt cùng 30% phân hữu cơ như trùn quế, dynamic Nhật, 20% xơ dừa, tro trấu, trichoderma và ủ đất 7-10 ngày.

Chị Ánh cũng tự ủ các loại phân bón hữu cơ cho cây như đạm cá, trứng sữa, chuối, đậu tương, phân dơi. Để trái to và đều tăm tắp, chị thụ phấn cho dưa khi cây phát triển được 10-12 nách lá, thường chỉ giữ lại một trái.

Hiện, khu vườn của chị Ánh có khoảng 100 chậu dưa, mỗi loại từ 2-3 hàng. Cứ nửa tháng, chị lại trồng giống mới để có dưa ăn quanh năm.

Chị Ánh trồng nhiều loại dưa cho năng suất cao mỗi vụ.

Làm quà biếu mọi người

Tháng 6 vừa qua, chị Ánh thu hoạch hơn 3 tạ dưa đủ loại, mỗi trái nặng 3-5 kg. Vụ dưa lưới Kim Long năm ngoái, chị thu được gần 80 quả vào 26 Tết.

Sau khi tặng bạn bè và người thân ở TP.HCM, chị mang một phần về quê Bình Định biếu ông bà. Ai nấy đều thích thú và khen chị “mát tay” khi trồng dưa.

“Dưa mình tự trồng ngọt hơn nhiều so với trước đây mua ở siêu thị. Việc có nhiều loại dưa của các nước khác nhau để thưởng thức cũng rất thú vị”, chị chia sẻ.

Ngoài trồng dưa, chị Ánh còn trồng thêm giàn nho ngón tay trong thùng xốp. Sau 3 tháng cắt cành, giàn nho cho 6 chùm quả đẹp với những trái nho thon, dài vị ngọt thanh đặc biệt.

Khu vườn trở thành nơi thư giãn lý tưởng cho gia đình chị Ánh trong dịch.

Khu vườn của chị Ánh còn được trồng xen kẽ các loại rau, củ ăn hàng ngày và hoa hồng để thêm màu sắc.

Đối với chị, việc tự tay chăm bón từng chậu rau, giàn trái cây sạch, chất lượng cho gia đình là điều hạnh phúc.

“Mỗi ngày thức dậy sớm, xách giỏ ra vườn hít thở không khí trong lành, ngắm hoa, thu hoạch rau, quả đem đến cho mình cảm giác bình yên. Việc ở yên trong nhà cũng vì thế mà trở nên bớt nhàm chán hơn”, chị Ánh bày tỏ.

Mỗi lần thu hoạch dưa, chị Ánh lại mang tặng người thân, bạn bè vì nhà ăn không hết.

Thiên Nhi

Ảnh: NVCC

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Theo : https://zingnews.vn/nguoi-phu-nu-o-tphcm-trong-nho-dua-triu-qua-tren-san-thuong-post1260511.html


Bài viết cùng chuyên mục

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

Món ăn xưa chỉ người nghèo ăn, nay thành đặc sản gây thương nhớ chỉ có ở Bình Định

1 năm trước

Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.


Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

Bánh xèo - Món ngon dân dã của ba miền

1 năm trước

Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.


Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: Món ăn hội tụ tinh hoa

1 năm trước

Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).


Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

Người làm hàng Tết 'méo mặt' với giá củ kiệu

1 năm trước

Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết


Thân thương thuyền thúng

Thân thương thuyền thúng

1 năm trước

Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.


Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

Vào mùa 'lộc trời' mọc lên từ đá, người dân đi lấy về bán giá hàng triệu đồng/kg

2 năm trước

Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.


Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

2 năm trước

Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.


Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

Kỳ công đi xa, học pha chế vì sở thích uống trà

2 năm trước

Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.


Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ, các bà nội trợ săn lùng

2 năm trước

Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.


Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

Loại cá có hình dạng đáng sợ nhưng đang được các bà nội trợ săn lùng

2 năm trước

Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.


Xem tất cả bài viết thuộc chuyên mục Ẩm thực Bình Định

Việc làm khác