2613 | 3 năm trước
Ngoài những món đặc trưng của TP.HCM như phá lấu hay hủ tiếu gõ, bún mọc vốn phổ biến ở Hà Nội hay đặc sản xứ Nẫu như bún rạm, bún tôm giúp bạn có thêm lựa chọn để đổi vị.
Hủ Tiếu Gõ
Hủ tiếu gõ là tên gọi của loại hình bán hủ tiếu phổ biến ở Việt Nam. Đặc trưng nằm ở âm thanh do người bán hủ tiếu tạo ra bằng hai thanh gỗ hoặc kim loại gõ vào nhau vang khắp con đường, ngõ hẻm thay cho tiếng rao. Món ăn đường phố này chinh phục thực khách bởi hương vị nóng sốt, vài lát thịt mỏng, giá, hẹ, hành khô và miếng tóp mỡ bùi thơm.
Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, quận 1
Giá: 35.000 đồng/tô
Giờ mở cửa: 16h-20h
Thực khách nhận xét:
Ansapsaigon: "Tô hủ tiếu đầy đủ ở đây gồm thịt nạc, bò viên, tôm, mực, phèo, gan và trứng gà non. Sợi hủ tiếu dai, được trộn đơn giản cùng với mỡ và nước tương vị vừa ăn. Quán còn có mì gói, bánh canh để bạn thỏa mãn chiếc bụng đói. Bạn có thể phải đợi món hơi lâu bởi lượng khách ở tiệm tương đối đông".
Mì Phá Lấu
Phá lấu luôn có mặt trong danh sách món ăn đường phố phải thử ở TP.HCM. Một phần phá lấu ngon phải có nước dùng beo béo, sền sệt, thơm ngũ vị hương. Lòng bò được làm sạch sẽ, cắt miếng vừa ăn, nhai giòn sựt trong miệng. Ngoài ra, nước chấm me hoặc tắc chua chua, thêm ớt cay cay ăn kèm mới đúng chuẩn. Phá lấu có thể được ăn với bánh mì hoặc biến tấu thành phá lấu xiên que, nướng, lẩu. Ngoài ra, mì phá lấu cũng là gợi ý nên thử giữa thiên đường ẩm thực Sài thành.
Địa chỉ: Nguyễn Phúc Nguyên, quận 3
Giá: 55.000 đồng/tô
Giờ mở cửa: 14h-23h
Thực khách nhận xét:
Thông Lê: "Hương vị món ăn khá ổn. Phá lấu giòn, sợi mì dai, phần thập cẩm còn có mực, cá và bò viên. Bạn có thể kết hợp trứng lòng đào béo ngậy và bánh mì ăn kèm. Điểm trừ duy nhất là phá lấu tại đây không có lá sách bò".
Citastyfood: "Mình gọi mẹt giá 159.000 đồng, phù hợp cho 2 người ăn. Trong mẹt ngoài mì gói còn có bánh mì, cơm cùng các phần phá lấu gà, heo, bò, xào bơ, cá viên... Nước dùng có sữa tươi nên beo béo, thơm ngọt".
Bún Mọc
Bún mọc có xuất xứ từ miền Bắc. Một tô bún mọc ngon phải có nước dùng thanh, ngọt, thơm đặc trưng từ mắm tôm. Những miếng mọc đầy đặn, mềm dai cũng là yếu tố không thể thiếu.
Địa chỉ: Trần Quốc Toản, quận 3
Giá: 60.000 đồng/tô
Giờ mở cửa: 7h-22h
Thực khách nhận xét:
Foodcollectionsmy: "Nước lèo nóng hổi, thanh, đượm ngọt từ xương, thêm chút mắm tôm và ớt càng hấp dẫn. Phần ăn có viên mọc thơm, dai nhẹ, chả quế và chả lụa mang hương vị rất riêng. Sườn được ninh mềm nhừ".
Tran Hoang Son: "Mình thấy đồ ăn ở đây bình thường, giá hơi cao. Bún mọc phần nhiều là chả, sườn hơi nhỏ. Nếu bạn đi theo nhóm đông có thể phải ngồi riêng từng bàn bởi không gian nhỏ".
Bún Rạm, Bún Tôm
Bún rạm, bún tôm vốn là những món ngon nổi tiếng ở Bình Định. Với món bún rạm, bát thịt rạm giã nhuyễn kèm nước dùng thường được phục vụ riêng, bún để riêng. Khi ăn, người ta chan nước rạm vào bún từng chút một, có thêm rau thơm, đậu phộng rang, bánh tráng gạo nướng bẻ nhỏ... Bún tôm lại gây ấn tượng bởi vị thanh của nước dùng, ngọt của tôm tươi, thơm từ tiêu và giòn của bánh tráng. Tại TP.HCM, thực khách cũng có cơ hội nhâm nhi món sợi hấp dẫn này.
Địa chỉ: Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh
Giá: 45.000-65.000 đồng/tô
Giờ mở cửa: 7h-13h30 và 16h-21h30
Thực khách nhận xét:
Citastyfood: "Tô bún tôm đặc biệt có thành phần ăn kèm phong phú như mực, tôm, thịt bò, chả cá. Nước dùng được nấu từ nước gạo xay, có độ sánh nhẹ, vị thanh tự nhiên. Tôm tươi, mực dày thịt. Thịt bò mềm, không dai. Thực khách tự thêm rau sống và nêm nước chấm vị chua cay khi thưởng thức. Bún rạm có vị bùi béo, ăn lạ miệng. Điểm nhấn là phần chả cá dai ngon. Món này phải trộn đều rau có sẵn trong tô lên ăn mới trọn vị hấp dẫn".
Hoai Vy Nguyen: "Một tô bún tôm bò có giá 55.000 đồng nhưng thực tế chỉ có chút xíu tôm, còn lại là chả cá. Bù lại vị món tương đối ổn".
Theo : https://zingnews.vn/nham-nhi-loat-mon-soi-ngon-giua-long-tphcm-post1197232.html
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.