6147 | 2 năm trước
Nhắc tới ẩm thực vùng đất võ Bình Định là phải nhắc tới các món ăn mang hương vị miền biển, tươi rói, đậm đà như bánh xèo tôm nhảy, chả ram tôm đất, bún chả cá, bún sứa hay bánh canh cá... Bún rạm cũng là một trong số đó. Bát bún giản dị chỉ gồm vài nguyên liệu bình dân nhưng hương vị khó quên, ăn một lần là nhớ mãi.
Đến Quy Nhơn, không khó để tìm kiếm một quán bún rạm bởi món ăn xuất hiện ở hầu hết các khu chợ và phố ẩm thực. Tuy nhiên, người dân địa phương và khách du lịch thường ghé quán bún Thùy trên đường Tăng Bạt Hổ, một quán ăn mở cửa cả ngày, thích hợp cho người phương xa ghé ăn thử. Thực đơn quán rất phong phú với hơn 10 loại bún khác nhau nhưng được gọi nhiều nhất là bún rạm.
Bát bún rạm ở quán Thùy. Ảnh: Nguyên Chi
Bún rạm có "ngoại hình" gần giống bún riêu nhưng thành phần khác hoàn toàn. Nguyên liệu chính được làm từ những con rạm, trông khá giống cua đồng nhưng nhỏ hơn, thường sống ở vùng nước lợ, đồng ruộng... Rạm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều gạch, thịt ngọt và béo. Vỏ rạm mềm, không cứng như vỏ cua ghẹ nên có thể nhai hoặc xay cả vỏ, chứa nhiều canxi và hương vị rất đặc trưng.
Bún rạm có nguồn gốc từ Phù Mỹ - một huyện cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 60 km. Theo người Bình Định, rạm ngon nhất cũng là loại đánh bắt ở đầm Châu Trúc, nằm giáp ba xã Mỹ Châu, Mỹ Thắng và Mỹ Lợi. Khi vào mùa, người dân chọn những con rạm to béo, rửa sạch, bóc mai, tách trứng và gạch, chỉ chọn phần thịt với chút nước, đem xay nhuyễn và bỏ rác. Sau đó, đầu bếp nấu như canh riêu cua: đặt nồi nước rạm, thêm chút muối, để lửa nhỏ và khuấy theo một chiều. Khi sôi, phần thịt rạm nổi lên mặt nước, thêm hành phi, dầu ăn, cà chua...
Bún Thùy bán từ sáng tới tối, nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Ảnh: Nguyên Chi
Nồi nước dùng trong vắt, vị ngọt thanh, đậm đà, không tanh, cũng không cần bỏ thêm gia vị. Sợi bún tươi, nhỏ, mảnh. Bát bún chỉ gồm phần bún phía dưới, gạch rạm lên trên, thêm chút cà chua, giá đỗ, rau sống, vắt thêm chanh tươi và ăn kèm ớt tươi đã đủ "ngon nhức nách". Ngoài cách ăn chan nước, bún rạm cũng có thể ăn kiểu trộn.
Một tô cơ bản ở tiệm bún Thùy có giá 30.000 đồng, ở mức bình dân. Tới tiệm, thực khách có thể ăn phiên bản bún rạm nguyên thủy hoặc "mix" thêm các loại topping khác như sứa giòn sật hay chả cá dai dai. Quán bán cả ngày, từ sáng tới 20-21h. Vị trí khá trung tâm, không gian khá rộng, sạch sẽ nên có thể ngồi được nhóm khách đông.
Bún Thùy đông khách cả ngày, do đó, bạn có thể chọn giờ "lỡ cỡ" để ăn nếu không thích đông đúc. Nhân viên phục vụ nhanh nhẹn nên dù vào giờ cao điểm, khách cũng không phải đợi lâu. Ngoài bún rạm, quán còn có bún chả cá, bún cá thu, bún riêu, bún ốc, bún bò, bún giò, mì Quảng, bún thập cẩm sứa. Giá từ 30.000 đồng tới 50.000 đồng.
Địa chỉ: 261 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn, Bình Định.
Theo Ngôi sao
Theo : https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/quan-bun-ram-ban-khong-ngoi-tay-ca-ngay-o-quy-nhon/20220819024827081
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
1 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
1 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.