6514 | 2 năm trước
Chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi)quê gốc ở Quy Nhơn, Bình Định,sau đó chuyển vào Sài Gòn sinh sống, chị quen biết nhiều bạn là người Hoa. Biết chị thích ăn các món có lòng heo, họ chỉ cách nấu món huyết chưng kiểu Triều Châu. Chị Hoa là chủ nhân của quán huyết chưng nổi tiếng tại Sài Gòn.
Quántọa lạc ở quận Tân Bình, là một trong những hàng quán lúc nào cũng tấp nập khách. Món ăn này được xem là khá mới mẻ và độc đáo. Theo chủ quán, mỗi ngày quán bán được từ 600 đến 800 tô, con số mà bất kỳ hàng ăn nào cũng ao ước.
Quán huyết chưng 122
Huyết chưngcó thành phần chính là huyết heo được đánh đều rồi chưng cách thủy trong lò áp suất hơn 4 tiếng. Khác với huyết luộc trong nước sôi rồi cắt thành cục nhỏ, huyết chưng mềm, giống như đậu hũ nóng, khi ăn tan ra trong miệng.Tô huyết đầy đủ được ăn cùng với tim heo, hột mít, lá mía, bong bóng, phèo, lưỡi, óc heo và gừng cắt sợi cùng hành lá, tiêu xay phủ lên trên. Món ăn nóng với bánh mì hoặc không tùy theo sở thích.
Khi được bạn hướng dẫn cho cách làm huyết chưng, chị Hoa cũng đã tự mày mò nghiên cứu để nêm nếm cho phù hợp với khẩu vị của người Nam.
Để cho ra được thành phẩm mất rất nhiều thời gian, nhất là khâu làm sạch nội tạng. Mỗi ngày quán của chị Hoa bắt đầu từ sáng sớm đến trưađể thực hiện các công đoạn sơ chế, chuẩn bị đồ ăn. Ngoài ra, việc múc huyết ra tô cho khách cũng cần được làm cẩn thận, nếu làm bể huyết thì sẽ mất đi đặc trưng của món ăn.Quán có 11 nhân viên làm việc liên tục nhưng đôi khi lượng khách đông, nhân viên vẫn không kịp thời phục vụ.
Một tô huyết chưng đầy đủ ở quán chị Hoa có giá 50.000 đồng.
Món ăn này được đánh giá phù hợp với nhiều lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Phân khúc khách hàng khá đa dạng, sinh viên, nhân viên văn phòng, người lao động...Chủ quán chobiết ban đầu việc buôn bán cũng không thật sự thuận lợi, ít được thực khách biết đến, thậm chí có người còn không chịu ăn thử. Nhưng về sau, người này truyền tai người kia, nên giờ quán đông khách, mỗi ngày bán khoảng vài trăm tô, cuối tuần bán được nhiều hơn.
Trước đây quán bán từ 3 giờ chiều, nhưng hiện nay đã bán sớm hơn vào 11 giờ trưa để tăng thêm doanh thu, bù lỗ sau thời gian nghỉ vì đại dịch.Nhiều youtuber, tiktoker đến thưởng thức và làm video đánh giá nên quán được cư dân mạng biết đến nhiều hơn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Theo : https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/quan-huyet-chung-kieu-trieu-chau-doc-la-ngay-ban-800-to-tai-sai-gon/20220521032045489
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.