7688 | 2 năm trước
Đây còn là vùng đất có truyền thống văn hóa, là nơi sản sinh ra các nhân vật văn hóa như: Cụ tú Nguyễn Diêu, danh nhân văn hóa Đào Tấn, nhà thơ Xuân Diệu. Không chỉ vậy, Văn hóa ẩm thực Tuy Phước với những nét riêng vốn có, đã và đang được phát huy làm cầu nối góp phần thúc đẩy và phát triển du lịch Tuy Phước nói riêng và Bình Định nói chung. Đến với nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, đa dạng và phong phú từ các món thủy hải sản đặc trưng ven Đầm Thị Nại đến các món mộc mạc, dân dã thôn quê.
Trung tâm thị trấn Diêu Trì - Huyện Tuy Phước. Ảnh: Thanh Hậu
Tuy Phước vốn là nơi có địa hình đa dạng: núi, biển, trung du và đồng bằng nhỏ, có lắm sản vật ẩm thực nổi tiếng. Người dân ở Tuy Phước cũng khá tinh tế trong việc chế biến món ăn ngon để thưởng thức dựa trên những sản vật vốn có của địa phương mình. Nói đến Tuy Phước, du khách sẽ nghĩ ngay đến món ăn chất chứa hồn người, gọi về trong một khoảnh khắc quê nhà đó là Nem chợ Huyện, là món ăn phổ biến trong đời sống ẩm thực của người Bình Định. Nó hiện diện phong phú trong khoảnh khắc đời sống thường nhật cho đến những dịp giỗ chạp, cưới hỏi của người Tuy Phước - Bình Định, là một món ăn truyền thống, phẩm chất của nem phụ thuộc vào kinh nghiệm gia truyền của người làm, tất cả các mùi các vị quyện hòa trong dàn hợp xướng của chiếc nem duyên dáng.
Nem chợ Huyện dai, giòn lại có đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm, béo… nên rất biết cách chiều chuộng để hợp khẩu vị với du khách khắp mọi miền đất nước. Cùng với rượu Bàu đá, nem chợ Huyện đã tạo nên một cặp gắn kết, một “thương hiệu” đặc sản của miền Đất võ trời văn. Trở thành đặc sản của một miền đất, nem chợ Huyện đã làm những chuyến thiên di đến mọi vùng miền đất nước. Đi đâu xa ai cũng thích mua về làm quà biếu, điều đó cho thấy nem chợ Huyện đã trở thành một sản phẩm truyền thống đặc sắc, kết tinh hồn đất và người.
Nem chua chợ Huyện. Ảnh: Thanh Hậu
Có thể nói nem chua chợ Huyện là một trong những tinh hoa ẩm thực Tuy Phước của ngày xưa và cả hôm nay. Còn nói về bánh ít, lại có nhiều chuyện để nói. Bình Định có cụm tháp Chăm gồm bốn ngọn tháp, tên gọi Tháp Bánh Ít, nằm bên cầu Bà Di, soi bóng xuống một nhánh của dòng sông Kôn chảy qua Tuy Phước. Liệu có sự liên tưởng nào giữa tên gọi một loại bánh mộc mạc, dân dã và đầy quyến rũ trong văn hóa ẩm thực của người Tuy Phước với tên gọi của cụm tháp Chăm cổ kính kia? Do nguyên liệu có sẵn, lá gai, bột nếp, dầu phộng, dừa và đậu xanh…dễ kiếm ở vùng đất nông nghiệp, không tốn nhiều chi phí nên rất hợp với dân quê. Cho nên, bánh ít rất phổ biến, được làm nhiều nơi, như món quà quê Việt đơn sơ, mộc mạc và hồn hậu trong những dịp giỗ, tết… Nhưng riêng tại mảnh đất Tuy Phước, bánh ít lá gai vẫn mang một nét riêng đậm đà hồn quê của người dân Tuy Phước mộc mạc, hiền hòa.
Ngoài Bánh ít lá gai, Nem chua chợ Huyện, về Tuy Phước, khách thập phương sẽ được thưởng thức một món ăn đặc trưng đậm đà tình nghĩa khó lòng quên được đó là món bánh xèo tôm nhảy. Ngôi nhà nhỏ của bà Năm – gia truyền qua ba đời ở Mỹ Cang - Phước Sơn đã trở nên nổi tiếng với khách sành ăn ở mọi miền đất nước bởi món ăn quê mà không kém phần tinh tế này.
Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang. Ảnh: Thanh Hậu
Những chiếc bánh mặc chiếc áo vàng ruộm thơm giòn pha sắc đỏ tươi của những chú tôm đất nằm cong cong duyên dáng, điểm sắc xanh của những cọng hành và màu trắng của giá đỗ vừa chín tới… Chỉ nhìn một cái thôi đã cảm nhận được cái chân tình hồn hậu hào phóng của một vùng quê. Bên cạnh đĩa rau thơm xanh mơn mởn, chén nước mắm ớt đỏ sóng sánh, lát bánh xèo quả là một trang tuyệt sắc mà ta không thể cầm được lòng. Ngày nay thì bánh xèo tôm nhảy đã mở rộng đến nhiều nơi, nhiều quán cũng có được vị ngon gần giống với bánh xèo tôm nhảy Phước Sơn. Nhưng “gần giống” tuyệt đối không phải là giống, vì muốn thưởng thức trọn vẹn cái phong vị này, chỉ có thể làm một chuyến đi về đến cội nguồn, trong không khí của làng quê, ngồi trong ngôi nhà nhỏ bé mộc mạc đó, mà nghe hương vị đặc trưng của quê hương thấm đượm vào đến tận lòng.
Chỉ điểm qua một số món ăn đặc trưng thôi, cũng cho chúng ta thấy văn hóa ẩm thực của Bình Định nói chung và Tuy Phước nói riêng có những nét tinh tế, mang sắc thái bản địa. Ẩm thực miền Tuy Phước, dẫu được sáng tạo, góp nhặt từ sự vất vả của một vùng quê còn nghèo khó, nhưng vẫn mang những đặc trưng riêng không trộn lẫn, làm nên dấu ấn độc đáo, khó phai mờ. Và điều thú vị là những sản vật Tuy Phước ấy cùng có tên trên bản đồ du lịch và văn hóa ẩm thực của miền đất võ huyền thoại.
Thanh Hậu/TTTTXTDL Bình Định
Theo : https://petrotimes.vn/ve-mien-am-thuc-tuy-phuoc-661918.html
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.