Bạn là người BÌNH ĐỊNH

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Thứ sáu, 19/04/2024 , Bình Định


Một vùng thắng tích Hàn Sơn – Ba Bông

4018 | 2 năm trước

Sông Mã hùng vĩ nơi thượng nguồn nhưng về vùng hạ lưu lại trở nên điềm tĩnh, bình lặng. Và, trước khi vươn mình ra với biển, dòng sông đã kịp 'tách dòng' tạo nên một ngã ba sông nước hiền hòa, gắn liền nhiều huyền tích. Trong đó, thắng tích Hàn Sơn - Ba Bông thuộc địa phận 2 huyện Hậu Lộc và Hà Trung là điểm đến tâm linh nức tiếng khắp vùng.
Một vùng thắng tích Hàn Sơn – Ba Bông

Đền Mẫu thuộc cụm di tích thắng cảnh Phong Mục dựa lưng vào núi Đá Bạc, là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân.

Say đắm Ba Bông

Đền Ba Bông tọa lạc ở vị trí ngã ba sông thuộc địa phận xã Hà Sơn (Hà Trung). Từ đây, hướng tầm mắt xung quanh là các huyện: Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Hoằng Hóa. Nên dễ hiểu vì sao chỉ một tiếng gà gáy cư dân 6 huyện cùng nghe.

Chưa có sự khẳng định chính xác về thời điểm khởi dựng di tích đền Ba Bông, song nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng đền được khởi dựng vào thời Lê. Di tích mang tên cô Ba Bông (Bơ Bông) gắn với nhiều huyền tích. Đến nay, người dân trong vùng vẫn lưu truyền câu chuyện về cô Ba Bông, rằng: Trong những năm đầu kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa quân Lam Sơn gặp vô vàn khó khăn. Một lần, thủ lĩnh Lê Lợi bị giặc truy đuổi đến vùng ngã ba sông nước, cùng đường mà kẻ thù đã ở ngay phía sau. Bỗng ông thấy bên bãi bồi ven sông có một cô gái đang tỉa ngô, bèn chạy đến cầu cứu. Cô gái nhanh ý đã cho thủ lĩnh Lê Lợi thay bộ y phục của người anh trai và tiếp tục cùng nhau làm việc. Nhờ đó đã cứu thoát vị Chủ tướng. Nhớ ơn cô gái cứu mạng, Bình Định vương Lê Lợi khi ấy hứa rằng khởi nghĩa thành công sẽ quay lại đền đáp.

Chẳng biết có phải sự tình cờ, mà sau đó ở vùng ngã ba sông người dân còn thường thấy một cô gái nhỏ nhắn xinh đẹp vẫn thường xuyên chèo đò chở quân lương và nghĩa sĩ Lam Sơn qua sông.

Dân gian tin rằng, cô gái chèo đò năm xưa chính là cô Ba Bông - con gái Long vương dưới thủy cung (thoải cung) vốn người nết na, xinh đẹp. Cô được Đức Vương Mẫu yêu mến cho theo hầu cận. Cô đứng hàng thứ ba trong Tứ phủ Thánh cô.

Cô Ba Bông được vua cha cho giáng trần để giúp đỡ thủ lĩnh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Đến hạn, cô lại được xe loan đến rước về Thủy cung. Dẫu vậy, vì vấn vương cuộc sống trần gian nên cô thường xuyên linh ứng giúp dân chúng qua vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió.

Xưa kia, giao thương đi lại chủ yếu là đường thủy, vì thế tàu thuyền qua ngã ba sông, không có ai không dừng chân lên đền Ba Bông thắp hương mong cô giúp đỡ. Ngày nay, dù giao thông đường sông không còn giữ vai trò chính trong đời sống người dân, song cảnh đẹp mê đắm và sự linh thiêng của di tích đền Ba Bông như tiếng lành đồn xa, hấp dẫn mời gọi du khách xa gần.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, cô Ba Bông thuộc Thoải cung nên hình ảnh cô thường gắn liền với màu trắng. Khi cô “ngự đồng”, thường mặc áo trắng, đầu đội khăn màu trắng, cầm đôi mái chèo, dạo chơi khắp chốn như thuở xa xưa vẫn vậy. Cô “giáng” vào ai thì sắc mặt đều trở nên hồng hào, tươi đẹp lạ thường.

Từ trên đền Ba Bông nhìn ra bến sông, cảnh vật vẫn mang nét ban sơ, dẫn dụ con người về những xúc cảm của riêng mình, tạm quên đi những xô bồ, bon chen, lo lắng của cuộc sống thường nhật. Đó là hình ảnh những thuyền nhỏ đang buông lưới trên sông, dăm ba đứa trẻ theo mẹ đi cào hến, bắt cáy, những dãy chuối, nương ngô xanh mướt mắt hai bên bãi bồi... đẹp nao lòng và yên ả!

Mải mê Hàn Sơn

Tách dòng từ sông Mã, sông Lèn (xưa kia còn gọi là sông Lâu) dù cuối cùng cũng trở về với biển cả mênh mông song vẫn lựa chọn cho mình “hướng đi riêng” với những khám phá. Cách ngã ba sông khoảng 3km, sông Lèn chảy qua địa phận thôn Phong Mục, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc). Phía trên có núi Đá Bạc (núi Chân Tiên) tạo nên cảnh đẹp thiên nhiên sơn thủy hữu tình.

Để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp nên người xưa đã lựa chọn lập dựng ngôi đền ở ngay gần khu vực thường diễn ra xoáy lở nước xiết và gọi tên là đền Hàn Sơn (Hàn là vực, Sơn là núi), còn gọi là đền Mẫu thuộc cụm di tích thắng cảnh Phong Mục (được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 1994). Đền vừa là nơi để du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp khi về với địa phương và gửi gắm ước vọng, cầu mong bình an, sự chở che trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ông Mai Bá Dũng, công chức Văn hóa - xã hội xã Triệu Lộc, cho biết: “Cụm di tích Phong Mục còn có tên gọi Hàn Sơn là bởi sông Lèn khi xưa được tách dòng từ sông Mã, chảy qua hệ thống đá ngầm ở chân núi thì dòng chảy trở nên hung dữ, xoáy xiết, vào mùa mưa lũ thì thêm bội phần nguy hiểm cho thuyền bè qua lại. Vì cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, nên người xưa đã lựa chọn lập dựng ngôi đền ở ngay gần khu vực thường diễn ra xoáy lở nước xiết và đặt tên là đền Hàn Sơn”.

Ông Lê Bá Môn, một người dân địa phương hiện đang trông coi di tích đền Mẫu, kể: Từ xưa, người dân vẫn lưu truyền câu chuyện truyền thuyết về Cụm di tích thắng cảnh Phong Mục. Vào thời Lê, Mẫu Đệ Tam (còn gọi là Mẫu Thoải - cai quản thủy phủ) đã được triều đình cử đến đây dẹp giặc. Chính Mẫu đã hỗ trợ đắc lực cho đức ông Lê Can Thành đánh tan quân giặc, bằng cách làm đắm thuyền tre ở khu vực sông Lèn giao với sông Mã. Từ đó, ở vị trí “nhị sơn hạ thủy” quân ta đã tấn công khiến kẻ thù không kịp trở tay. Tưởng nhớ công ơn Mẫu Đệ Tam, người dân làng Phong Mục đã lập đền thờ phụng, tôn kính. Cũng theo người trông coi di tích đền Mẫu, cuối những năm 1990, khi khai thông dòng chảy từ sông Mã ra sông Lèn, người dân đã phát hiện chiếc thuyền gỗ đóng bằng đinh tre ở dưới lòng sông nhắc nhớ tích xưa.

Nằm trong cụm di tích thắng cảnh Phong Mục, ngoài đền Mẫu còn có: đền Quan Giám Sát, đền Cô Tám, đền Cô Đôi... theo tín ngưỡng, đó đều là những thuộc cấp đi theo để giúp việc cho mẫu Đệ Tam khi xưa. Các di tích nằm trên một trục đường chính, dựa lưng vào núi, nép mình dưới những tán cây cổ thụ tạo nên cảnh sắc trầm mặc, linh thiêng.

Và theo các cụ cao niên trong làng Phong Mục kể lại, cách đây rất lâu, một ông Lý Trưởng của làng đã cho trồng hàng trăm cây vải dọc bờ sông Lèn. Đến nay, ở Phong Mục vẫn còn số lượng khá lớn cây vải cổ thụ có tuổi đời cả trăm năm. Đan xen trong đó là trám đen, mít, dổi, chè xanh... mang đến cảm giác bình yên cho kẻ viễn khách khi về tham quan.

Di tích Ba Bông - Hàn Sơn (Phong Mục) nơi ngã ba sông nước là di sản văn hóa vô giá mà tiền nhân đã để lại cho hậu thế hôm nay. Tam tòa thánh Mẫu, các vị quan Hoàng, thánh Cô, thánh Cậu... trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt là sự kính ngưỡng của con người gửi đến các vị thiên thần, nhân thần... nhằm bày tỏ lòng biết ơn nguồn cội, tiên tổ.

Bài và ảnh: Trang Bùi

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Theo : https://vhds.baothanhhoa.vn/van-hoa/mot-vung-thang-tich-han-son--ba-bong/20773.htm


Bài viết cùng chuyên mục

Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 1/12 cập nhật mới nhất

Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 1/12 cập nhật mới nhất

1 năm trước

Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các thành phố, thị xã, huyện của Bình Định ngày mai 1/12 được cập nhật mới nhất trên website của Tổng công ty Điện lực miền Trung.


Hấp dẫn từ những điểm đến dọc quốc lộ 28 (Đắk Nông)

Hấp dẫn từ những điểm đến dọc quốc lộ 28 (Đắk Nông)

1 năm trước

Nằm trong Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Đắk Nông, quốc lộ 28 đoạn từ xã Đắk Ha (Đắk Glong) đến huyện Krông Nô được đánh giá là cung đường hấp dẫn, với nhiều cảnh quan đẹp thích hợp để du khách trải nghiệm, khám phá khi tới Đắk Nông.


Khám phá ba ngôi 'đệ nhất cổ tự' ở miền Trung

Khám phá ba ngôi 'đệ nhất cổ tự' ở miền Trung

1 năm trước

Với lịch sử lâu đời và kiến trúc, cảnh quan đặc biệt hấp dẫn, những ngôi 'đệ nhất cổ tự' này là điểm đến hàng đầu ở các tỉnh thành hút khách du lịch bậc nhất khu vực miền Trung.


'Thay áo mới' cho ngọn hải đăng hơn 130 tuổi

'Thay áo mới' cho ngọn hải đăng hơn 130 tuổi

1 năm trước

Hải đăng Cù Lao Xanh là một trong những ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất Việt Nam, nằm ở độ cao 120m so với mực nước biển trên đỉnh núi của xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


Hơn 11 nghìn lít sơn Dulux bảo vệ ngọn hải đăng Cù Lao Xanh

Hơn 11 nghìn lít sơn Dulux bảo vệ ngọn hải đăng Cù Lao Xanh

1 năm trước

AkzoNobel đã hoàn thành việc sơn lại công trình Hải đăng Cù Lao Xanh với sơn Dulux Weathershield.


Hoa dã quỳ nở vàng óng dưới chân ngọn núi lửa triệu năm ở Gia Lai khiến dân tình rộn ràng đến 'sống ảo'

Hoa dã quỳ nở vàng óng dưới chân ngọn núi lửa triệu năm ở Gia Lai khiến dân tình rộn ràng đến 'sống ảo'

1 năm trước

Sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ đang phủ kín chân núi lửa Chư Đăng Ya, tranh thủ đến 'sống ảo' ngay kẻo qua mùa đẹp.


'Khoác áo mới' cho Hải đăng Cù Lao Xanh

'Khoác áo mới' cho Hải đăng Cù Lao Xanh

1 năm trước

Hải đăng Cù Lao Xanh (Bình Định) vừa được sơn lại toàn bộ bằng sơn Dulux Weathershield, nhằm giúp cho công trình có thể chống chọi với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.


AkzoNobel Việt Nam tự hào bảo vệ hải đăng Cù Lao Xanh trước mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt

AkzoNobel Việt Nam tự hào bảo vệ hải đăng Cù Lao Xanh trước mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt

1 năm trước

AkzoNobel - Tập đoàn hàng đầu thế giới về sơn và chất phủ, đồng thời là nhà sản xuất chính của thương hiệu sơn Dulux đã hoàn thành việc sơn lại công trình hải đăng Cù Lao Xanh với Dulux Weathershield.


Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 23/11 cập nhật mới nhất

Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 23/11 cập nhật mới nhất

1 năm trước

Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các thành phố, thị xã, huyện của Bình Định ngày mai 23/11 được cập nhật mới nhất trên website của Tổng công ty Điện lực miền Trung.


Cù Lao Câu - Tuy Phong, Bình Định

Cù Lao Câu - Tuy Phong, Bình Định

1 năm trước

Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng, tác giả đã viết ra bài thơ như lời cảm thán từ đáy lòng.


Xem tất cả bài viết thuộc chuyên mục Du lịch Bình Định

Việc làm khác