Bạn là người BÌNH ĐỊNH

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Thứ năm, 25/04/2024 , Bình Định


'Trận địa' bắt cá trên vùng biển Trường Sa

9777 | 2 năm trước

'Nghề lưới vây chà ở vùng biển huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa bắt được nhiều loại cá ngừ còn sống, tôi đang tính làm lưới lớn nuôi giữ nó, rồi cho tàu kéo lưới về gần bờ nuôi. Trên thế giới đã có một số nước nuôi rồi, thả giống khi 5kg, nuôi lên 100-150kg/con, bán cá tươi cho thị trường thế giới, chắc lãi lớn' - ông Lê Trứ, Giám đốc Công ty TNHH Lê Trứ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đưa ra ý tưởng.
'Trận địa' bắt cá trên vùng biển Trường Sa

Tàu lưới vây trúng cá ở biển Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Lệ Giang

Mai phục dẫn dụ cá

Nhóm tàu lưới vây khơi của ông Trứ đã nghĩ ra cách dẫn dụ cá độc đáo, sử dụng những cái neo sắt nặng gần 1 tấn thả xuống đáy biển, với độ sâu 2.000 - 3.000m, phía trên mặt nước cột phao nổi bằng sắt, để giữ bó lá dừa (người dân quen gọi chà). Vùng biển họ chọn đặt neo chà tại Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. “Vùng này giống như “ngã ba quốc tế”, nơi hội tụ cá ngừ di cư quốc tế theo dòng hải lưu, từ vùng biển nước này, qua vùng biển nước khác. Biển ở đây ít bão lớn, có nhiều rạn đá ngầm, vực thẳm, dòng chảy vừa phải..., rất thích hợp bày “trận” mai phục dẫn dụ cá về để đánh bắt” - ông Trứ nói khá chi tiết.

Đặc tính cá ngừ thuộc dòng cá nổi, chỉ thích nghi từ mặt nước xuống độ sâu 200 mét, thấy trên biển có vật gì nổi làm bóng che, coi như “ngôi nhà” của nó, bắt đầu gom đàn về cư ngụ. Sau hàng chục năm đánh bắt trên biển ngư dân đã hiểu được “tính nết” cá ngừ, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, bày ra nhiều chiến thuật đánh bắt hiệu quả.

Thông thường cá ngừ mới gom đàn về ở dưới chà, nó rất nhát, chạy đảo liên tục với tốc độ cao. Đánh cá bằng tàu lưới vây thì không nôn nóng, phải kiên nhẫn chời đợi, ban đêm bật sáng mấy chục bóng điện cao áp để thu hút đàn cá ngừ. Cá bắt đầu “ăn đèn” nó dần di chuyển chậm lại, thuyền trưởng ra lệnh nới dây buộc ở mũi tàu với phao nổi, để chiếc tàu trôi dần dần ra xa (khi buông lưới không bị mắc vào phao nổi và bó chà dưới biển). Đàn cá thật sự “phê” đèn, tàu dắt đàn cá ra xa cách phao nổi mấy trăm mét, thả bóng điện nổi (gắn vào phao lớn) xuống mặt nước. Bắt đầu tắt dần dần số bóng điện trên tàu, chỉ cho sáng bóng điện nổi trên mặt nước, nhằm cô đặc đàn cá lại trong phạm vi hẹp nhất có thể.

Khi các thông số an toàn, thuyền trưởng bấm chuông phát tín hiệu để tất cả các thuyền viên cùng đồng loạt thả lưới bao vây đàn cá. Cách làm này đạt sản lượng cá rất cao, nhiều khi chỉ đánh 1 mẻ lưới trúng trên dưới 100 tấn cá. Đây là lý do ông Trứ muốn nuôi cá ngừ ở vùng biển nước sâu, vì ông đánh bắt được nguồn cá giống.

Mô hình “tàu mẹ” và “tàu con” hoạt động hiệu quả

Nghề lưới vây chà muốn thắng lợi lớn, cần phải nuôi đội tàu “chốt giữ” hệ thống neo chà, có lực lượng lao động ở lại trên biển lâu ngày nhất, người làm việc trên tàu bảo vệ và tàu lưới vây ở lại 2 tháng liên tục mới vào đất liền thay ca. Riêng tàu bảo vệ phải ở ngoài biển từ 8 tháng đến 1 năm mới chạy vào bờ tu sửa, làm lại đăng kiểm. Quân số tàu lưới vây trên 15 người/tàu, còn tàu bảo vệ từ 2-3 người/tàu.

Điều kiện ăn ở trên tàu đánh cá chật hẹp, khổ cực và luôn đối mặt với biết bao hiểm nguy. Muốn giữ chân lao động ở lại trên biển lâu ngày là một bài toán cực kỳ nan giải. Các ông chủ lưới vây ưu đãi bạn thuyền bằng những khoản tiền công, tiền thưởng lớn để đảm bảo cho sự gắn kết bền lâu với nhau.

Neo lớn thả dưới độ sâu 2.000-3.000m để giữ bó lá dừa dẫn dụ cá về ở. Ảnh: Lệ Giang

Thuyền trưởng Phạm Quang, ở phường Vĩnh Phước, Nha Trang chia sẻ: “Đối với lao động nghề biển lâu nay được chủ trả tiền công theo sản phẩm đánh bắt được, chuyến biển nào trúng cá thì tài công (thuyền trưởng) và bạn thuyền có ăn. Còn chuyến biển “đói” thì coi như tài công và bạn không có đồng nào. Nghề lưới vây giữ chà được chủ trả “tiền chết” 8 triệu đồng/người/tháng, nghĩa là dù tàu đánh bắt không có con cá nào, ông chủ phải trả 8 triệu đồng, còn khi tàu đánh bắt nhiều cá sẽ được trả thêm theo phần trăm số tấn cá. Có chuyến biển bạn thuyền nhận được 20 triệu đồng, thậm chí có đợt nhận 70 triệu đồng”.

- Lao động ở trên tàu lưới được ăn chia theo số tấn cá, còn mấy anh ở dưới tàu bảo vệ trông coi chà được trả bao nhiêu tiền? - tôi hỏi.

- Lao động là bảo vệ cũng được trả “tiền chết” 8 triệu đồng/tháng, không được chia vào phần trăm tàu lưới. Vì tàu bảo vệ rảnh việc, nên tự làm thêm câu mực, câu cá... Số sản phẩm này được bỏ túi riêng, ông chủ không lấy đồng bào, nhờ làm thêm họ có thu nhập cao. Chẳng hạn, câu trúng con bò gù (cá ngừ) 100kg kiếm được hơn 10 triệu đồng rồi. Nhờ vậy, mấy ông làm bảo vệ mới chịu ở lại nhiều tháng liên tục trên biển.

- Đối tượng nào sẽ được ưu tiên làm việc trên tàu bảo vệ?

- Chẳng có ưu tiên gì cả, chủ yếu tự nguyện. Đa phần lớp trẻ thích đông vui và đụng tay đụng chân thì thích ở tàu lưới, làm quần quật suốt ngày đêm. Còn mấy anh lớn tuổi thì chọn làm ở tàu bảo vệ. Tàu này buồn lắm, chỉ có 2 ông ở trên chiếc tàu, từ tháng này qua tháng khác. Lâu lâu cập vào tàu hậu cần lấy gạo, nước ngọt, dầu và gửi cá, mực vào bờ bán giúp.

Mô hình “tàu mẹ” (tàu hậu cần) và “tàu con” (tàu khai thác) đã có ở tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị xóa sổ từ lâu, vì hoạt động không hiệu quả. Ngược lại, đội tàu của ông Lê Trứ hoạt động khá độc đáo, thành công nhất miền Trung, hình thành chuỗi khép kín: Thả hệ thống neo dẫn dụ cá, tàu bảo vệ, tàu khai thác, tàu hậu cần, trên bờ có đội xe tải chở cá phân phối và bán trực tiếp ở chợ khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bán cho nhà máy chế biến.

“Tất cả mọi khâu, tôi đều quản trị giống như doanh nghiệp trên bờ, hàng tháng phải chi nhiều tỷ đồng để nuôi cả đội tàu và lực lượng lao động hoạt động ở ngoài biển xa. Tôi còn ký hợp đồng mua lại công thức, lưới, kỹ thuật, thiết bị đánh bắt của Nhật Bản. Nếu không tái đầu tư lớn, không quản trị tốt sẽ bị thua lỗ thì khó đủ sức duy trì và nuôi cả “biên đội” ngư dân, vừa sản xuất, vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” - ông Trứ tâm sự.

“Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến kích ngư dân đóng tàu lớn để vươn ra khơi xa đánh bắt thủy sản và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vùng biển ngư dân tỉnh Khánh Hòa và Bình Định đặt neo giữ chà để dẫn dụ cá đánh bắt nằm trong vùng biển Việt Nam. Tất cả nhóm tàu lưới vây khơi đã lắp máy giám sát hành trình có kết nối với máy chủ của Tổng cục Thủy sản, quản lý chặt hành trình di chuyển của tàu, không vi phạm vùng biển các nước” - ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa thông tin.

Lệ Giang

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Theo : https://bienphong.com.vn/tran-dia-bat-ca-tren-vung-bien-truong-sa-post446641.html


Bài viết cùng chuyên mục

Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 1/12 cập nhật mới nhất

Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 1/12 cập nhật mới nhất

1 năm trước

Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các thành phố, thị xã, huyện của Bình Định ngày mai 1/12 được cập nhật mới nhất trên website của Tổng công ty Điện lực miền Trung.


Hấp dẫn từ những điểm đến dọc quốc lộ 28 (Đắk Nông)

Hấp dẫn từ những điểm đến dọc quốc lộ 28 (Đắk Nông)

1 năm trước

Nằm trong Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Đắk Nông, quốc lộ 28 đoạn từ xã Đắk Ha (Đắk Glong) đến huyện Krông Nô được đánh giá là cung đường hấp dẫn, với nhiều cảnh quan đẹp thích hợp để du khách trải nghiệm, khám phá khi tới Đắk Nông.


Khám phá ba ngôi 'đệ nhất cổ tự' ở miền Trung

Khám phá ba ngôi 'đệ nhất cổ tự' ở miền Trung

1 năm trước

Với lịch sử lâu đời và kiến trúc, cảnh quan đặc biệt hấp dẫn, những ngôi 'đệ nhất cổ tự' này là điểm đến hàng đầu ở các tỉnh thành hút khách du lịch bậc nhất khu vực miền Trung.


'Thay áo mới' cho ngọn hải đăng hơn 130 tuổi

'Thay áo mới' cho ngọn hải đăng hơn 130 tuổi

1 năm trước

Hải đăng Cù Lao Xanh là một trong những ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất Việt Nam, nằm ở độ cao 120m so với mực nước biển trên đỉnh núi của xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.


Hơn 11 nghìn lít sơn Dulux bảo vệ ngọn hải đăng Cù Lao Xanh

Hơn 11 nghìn lít sơn Dulux bảo vệ ngọn hải đăng Cù Lao Xanh

1 năm trước

AkzoNobel đã hoàn thành việc sơn lại công trình Hải đăng Cù Lao Xanh với sơn Dulux Weathershield.


Hoa dã quỳ nở vàng óng dưới chân ngọn núi lửa triệu năm ở Gia Lai khiến dân tình rộn ràng đến 'sống ảo'

Hoa dã quỳ nở vàng óng dưới chân ngọn núi lửa triệu năm ở Gia Lai khiến dân tình rộn ràng đến 'sống ảo'

1 năm trước

Sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ đang phủ kín chân núi lửa Chư Đăng Ya, tranh thủ đến 'sống ảo' ngay kẻo qua mùa đẹp.


'Khoác áo mới' cho Hải đăng Cù Lao Xanh

'Khoác áo mới' cho Hải đăng Cù Lao Xanh

1 năm trước

Hải đăng Cù Lao Xanh (Bình Định) vừa được sơn lại toàn bộ bằng sơn Dulux Weathershield, nhằm giúp cho công trình có thể chống chọi với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.


AkzoNobel Việt Nam tự hào bảo vệ hải đăng Cù Lao Xanh trước mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt

AkzoNobel Việt Nam tự hào bảo vệ hải đăng Cù Lao Xanh trước mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt

1 năm trước

AkzoNobel - Tập đoàn hàng đầu thế giới về sơn và chất phủ, đồng thời là nhà sản xuất chính của thương hiệu sơn Dulux đã hoàn thành việc sơn lại công trình hải đăng Cù Lao Xanh với Dulux Weathershield.


Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 23/11 cập nhật mới nhất

Lịch cắt điện Bình Định ngày mai 23/11 cập nhật mới nhất

1 năm trước

Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các thành phố, thị xã, huyện của Bình Định ngày mai 23/11 được cập nhật mới nhất trên website của Tổng công ty Điện lực miền Trung.


Cù Lao Câu - Tuy Phong, Bình Định

Cù Lao Câu - Tuy Phong, Bình Định

1 năm trước

Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng, tác giả đã viết ra bài thơ như lời cảm thán từ đáy lòng.


Xem tất cả bài viết thuộc chuyên mục Du lịch Bình Định

Việc làm khác