Bạn là người BÌNH ĐỊNH

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Thứ tư, 22/01/2025 , Bình Định


Bảo tàng Quang Trung

5403 | 4 năm trước

Bảo tàng Quang Trung Vị trí: Làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Qui Nhơn khoảng 45km về phí...

Bảo tàng Quang Trung Vị trí: Làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Qui Nhơn khoảng 45km về phía tây bắc. Đặc điểm: Bảo tàng Quang Trung lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung và trình diễn Nhạc võ Tây Sơn – một môn võ truyền thống của Bình Định. dia diem tham quan o Binh Dinh_01Tượng đài vua Quang Trung sừng sững ngay chính điện Điện thờ vua Quang Trung – Nguyễn Huệ Được khởi công xây dựng năm 1978 trên một khuôn viên rộng 95.000m² với lối kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện đại, bảo tàng Quang Trung là một không gian văn hoá bao gồm: khu vực bảo tàng, điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông văn hoá các dân tộc Tây Nguyên… Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng trưng bày với những chủ đề khác nhau, lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật quý xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 – 1789). Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc có công dẹp loạn trong nước và đánh đuổi quân xâm lược. Năm 1788, ông thống lĩnh đại quân từ Phú Xuân (Huế) hành quân 35 ngày đêm ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long (nay là Hà Nội). Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung. Đến với bảo tàng Quang Trung, du khách sẽ được nghe thuyết minh, giới thiệu về những chiến tích lẫy lừng và chiêm ngưỡng những hiện vật quan trọng in đậm chiến công hiển hách của các vị anh hùng áo vải như trống trận, cồng chiêng, ấn tín hay 18 loại binh khí thô sơ giúp nghĩa quân Tây Sơn đi từ chiến thắng 5 vạn quân Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút đến trận đánh 29 vạn quân Thanh. Trên các bức tường còn khắc ghi tên, tuổi, quê quán của các quan văn, quan võ dưới triều đại Tây Sơn.

bao-tang-quang-trung-0

Bảo tàng Quang Trung

Ngoài ra du khách còn được ngắm sắc phục đã được lưu giữ hàng trăm năm qua của các vị quan này. dia diem tham quan o Binh Dinh_0321 thanh kiếm sắt của nghĩa quân Tây Sơn Sau khi vượt qua cầu Cảnh, du khách sẽ đến điện thờ Tây Sơn Tam kiệt và các văn thần võ tướng nhà Tây Sơn được xây dựng trên chính ngôi nhà thuở sinh thời của ba anh hùng áo vải. Về thăm Bảo tàng Quang Trung, được đứng trên mảnh đất, ngôi nhà mà ba anh em Tây Sơn đã ra đời và khôn lớn, tận mắt chiêm ngưỡng cây me già tỏa bóng sum sê, uống ngụm nước mát ngọt từ chiếc giếng cổ, có cảm giác như lời hiệu triệu “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng…” vẫn đang vang vọng đâu đây. dia diem tham quan o Binh Dinh_04Du khách dừng lại bên giếng cổ, uống nước, rửa mặt trước khi vào dâng hương trong điện thờ dia diem tham quan o Binh Dinh_05Giếng nước nhà Tây Sơn Chùa Long Khánh Chánh điện bài trí tôn nghiêm, có tượng đức Phật Thích ca ở giữa bằng đồng, cao 2m, được đúc tại chùa năm 1960. Pho tượng đức Phật A-di-đà ở sân trước chùa cao 17m, được tôn trí vào năm 1972. Hiện nay chùa còn lưu giữ 2 hiện vật quý, đó là: Thái Bình Hồng Chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805, triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng “Long Khánh Tự” được in vào năm 1813 triều vua Gia Long. dia diem tham quan o Binh Dinh_06 dia diem tham quan o Binh Dinh_07 Thành cổ Hoàng Đế Vị trí: Thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 27km về hướng bắc. Đặc điểm: Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ X, là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Đến năm 1775, thành được triều đại Tây Sơn xây dựng lại, trên nền của kinh đô Trà Bàn, là nơi đặt đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn trong giai đoạn đầu và sau đó là kinh đô của chính quyền trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc. dia diem tham quan o Binh Dinh_08 Cổng thành Hoàng Đế Thành Hoàng Đế không lớn nhưng có nét đẹp riêng và đặc biệt là mang đậm kiến trúc Chămpa với ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và Tử Cấm Thành. Thành Hoàng Đế còn chứng kiến những trận đánh giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, trong đó có trận đánh bao vây thành của hai tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng với tướng Võ Tánh vào tháng 5 năm 1801. Biết cầm cự không nổi với quân Tây Sơn, Võ Tánh tự thiêu cùng với quan văn là Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, nơi đây làm nơi thờ “song trung” Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. dia diem tham quan o Binh Dinh_09Hồ bán nguyệt trong thành dia diem tham quan o Binh Dinh_10Tường Tử Cấm Thành dia diem tham quan o Binh Dinh_11Chính điện trong Thành dia diem tham quan o Binh Dinh_12aMộ tướng Võ Tánh dia diem tham quan o Binh Dinh_13Voi đá dia diem tham quan o Binh Dinh_14Lầu Bát giác Tử Cấm Thành luôn rợp bóng cây xanh rất thơ mộng. Thấp thoáng sau tán cây cổ thụ là ngọn tháp Cánh Tiên từ thời Chămpa nghiêng mình e ấp đẹp tựa tranh vẽ. Trải qua sự tàn phá của thời gian, những cây cổ thụ với đủ loại: me, sung, bồ đề, khế vẫn hiên ngang đứng đó như những chàng lính ngự lâm oai dũng bảo vệ cấm cung. Với tuổi đời hàng trăm năm, thành cổ Hoàng Đế được ví như một quyển sách cổ bị bỏ quên, để rồi nếu vô tình chạm đến và mở ra, du khách sẽ bị chinh phục bởi nét đẹp của những trang dĩ vãng, những dòng lịch sử hết sức giá trị. Thành cổ Hoàng Đế đã được Bộ Văn Hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1982.

 

Nguồn: Internet

YÊU BÌNH ĐỊNH nhé

Bài viết cùng chuyên mục

Ghềnh Ráng Tiên Sa

Ghềnh Ráng Tiên Sa

4 năm trước

Từ xa xưa, trong tâm thức dân gian, cảnh đẹp huyền ảo bao giờ cũng là nơi có bóng dáng của thần tiên. Cũng bởi lẽ đó mà Ghềnh Ráng là nơi có truyề...


Biển Quy Hòa - TP. Quy Nhơn

Biển Quy Hòa - TP. Quy Nhơn

4 năm trước

Cách Bãi trứng chỉ một quả đồi đi về phía Nam là Biển Quy Hoà nép mình cạnh trại phong Quy Hoà. Giống như tên gọi, biển Quy Hoà trong lành và êm...


Đầm Thị Nại - Bán Đảo Phương Mai

Đầm Thị Nại - Bán Đảo Phương Mai

4 năm trước

Phía Đông Bắc Quy Nhơn là đầm lớn chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng tới gần 4 cây số. Đầm này đã có thời gian mang tên chữ là Hải Hạc Đàm, nhưng tr...


Cầu Thị Nại - Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu Thị Nại - Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

4 năm trước

Hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên của đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai là cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội với tổng chiều dài toàn tuyến hơn 7km gồm 5 cầ...


Biển Nhơn Lý - Cát Tiến

Biển Nhơn Lý - Cát Tiến

4 năm trước

Là một trong những bãi biển đẹp nhất Nam Trung Bộ với nhiều bãi tắm lý tưởng như Cát Tiến, Nhơn Hội, Hải Giang. Đến đây du khách có thể hòa mình v...


Đảo Yến - TP. Quy Nhơn

Đảo Yến - TP. Quy Nhơn

4 năm trước

Gọi là “đảo” nhưng thực ra xứ sở của loài chim yếu nằm trên bán đảo Phương Mai. Dãy Triều Châu ăn ra biển, trải dài chừng 15km, tạo thành những ng...


Hòn Khô

Hòn Khô

4 năm trước

Nằm cách Quy Nhơn khoảng 6km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho làng chài Nhơn Hải. Trong những mùa biển động, Hòn Khô đón...


Mũi Vi Rồng

Mũi Vi Rồng

4 năm trước

Mũi Vi Rồng Từ thị trấn Phù Mỹ vượt 20km về xã Mỹ Thọ, du khách sẽ thấy một ghềnh đá màu đỏ, nhô ra biển chừng 20m, chính giữa ghềnh đá có một kh...


Hồ Núi Một

Hồ Núi Một

4 năm trước

Hồ Núi Một bây giờ vốn là một thung lũng được các dãy núi bao bọc. Sau khi thành hồ thủy lợi, không gian xanh nơi đây trông quyến rũ hơn. Nếu có m...


Bãi biển Quy Nhơn

Bãi biển Quy Nhơn

4 năm trước

Hình thành cách đây hàng trăm năm, thiên nhiên bồi đắp tạo nên bãi biển Quy Nhơn (Bình Định) trông giống "vầng trăng khuyết" nên thơ hấp dẫn du kh...


Xem tất cả bài viết thuộc chuyên mục Vui chơi Bình Định

Việc làm khác