2970 | 4 năm trước
Lễ hội Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn và ra đời rất sớm ở Bình Định, từ cách đây gần 4 thế kỷ, Lễ hội được tổ chức tại chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ mồng 1-3 tháng 2 Âm lịch. Lễ hội Đô thị Nước mặn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến di cư sang mở phố buôn bán. Lễ hội Nước Mặn ra đời và được tổ chức ở chùa Bà vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, vừa thể hiện tinh thần dung hợp văn hóa Việt - Hoa khi biên giới Đại Việt mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả - Phú Yên), và cứ thế duy trì, phát triển, thăng trầm theo nhịp sống của cảng thị này.
Cho đến ngày nay, tuy cảng thị đã suy tàn, biến dạng thành một vùng quê yên tĩnh nhưng chùa Bà vẫn còn, lễ hội Nước Mặn vẫn còn như một hoài niệm về một đô thị thương cảng đã từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định, là biểu tượng của tình giao hữu cùng người Việt lập chùa Ông (Quan Thánh đế miếu) và chùa Bà (Thiên Hậu miếu) để thờ cúng. Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu thánh mẫu - một nhân vật huyền thoại, thường cứu vớt tàu thuyền gặp nạn. Tục thờ Thiên Hậu của người Hoa hòa nhập với tục thờ Mẫu của người Việt chính là linh hồn của Lễ hội Nước Mặn. Điểm đặc biệt của Lễ hội là người dân ở đây thắp đèn lồng vào các ngày lễ, các nhà đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trong nhà để sẵn sàng chào đón khách thập phương đến với lễ hội và xem đây như Tết thứ hai trong năm.
Cùng với hình bóng cảng thị, màu sắc cổ truyền của lễ hội Nước Mặn đã phai nhạt đi nhiều qua bao biến động lịch sử theo năm tháng. Từ một vùng sình lầy, nước biển theo sông rạch dâng lên thường ngày đã được con người bao đời khai phá, dựng xây thành một cảng thị sầm uất. Sông bồi, biển lấp, Nước Mặn không có cái may mắn như Hội An vẫn giữ được hình hài thuở trước. Cho nên lễ hội Nước Mặn như là hồi ức về một đô thị thương cảng lớn nhất phủ Quy Nhơn thuở trước đã suy tàn, hóa thân thành thành phố biển Quy Nhơn tỉnh Bình Định ngày nay.
Nguồn: Internet
4 năm trước
Từ xa xưa, trong tâm thức dân gian, cảnh đẹp huyền ảo bao giờ cũng là nơi có bóng dáng của thần tiên. Cũng bởi lẽ đó mà Ghềnh Ráng là nơi có truyề...
4 năm trước
Cách Bãi trứng chỉ một quả đồi đi về phía Nam là Biển Quy Hoà nép mình cạnh trại phong Quy Hoà. Giống như tên gọi, biển Quy Hoà trong lành và êm...
4 năm trước
Phía Đông Bắc Quy Nhơn là đầm lớn chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng tới gần 4 cây số. Đầm này đã có thời gian mang tên chữ là Hải Hạc Đàm, nhưng tr...
4 năm trước
Hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên của đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai là cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội với tổng chiều dài toàn tuyến hơn 7km gồm 5 cầ...
4 năm trước
Là một trong những bãi biển đẹp nhất Nam Trung Bộ với nhiều bãi tắm lý tưởng như Cát Tiến, Nhơn Hội, Hải Giang. Đến đây du khách có thể hòa mình v...
4 năm trước
Gọi là “đảo” nhưng thực ra xứ sở của loài chim yếu nằm trên bán đảo Phương Mai. Dãy Triều Châu ăn ra biển, trải dài chừng 15km, tạo thành những ng...
4 năm trước
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 6km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho làng chài Nhơn Hải. Trong những mùa biển động, Hòn Khô đón...
4 năm trước
Mũi Vi Rồng Từ thị trấn Phù Mỹ vượt 20km về xã Mỹ Thọ, du khách sẽ thấy một ghềnh đá màu đỏ, nhô ra biển chừng 20m, chính giữa ghềnh đá có một kh...
4 năm trước
Hồ Núi Một bây giờ vốn là một thung lũng được các dãy núi bao bọc. Sau khi thành hồ thủy lợi, không gian xanh nơi đây trông quyến rũ hơn. Nếu có m...
4 năm trước
Hình thành cách đây hàng trăm năm, thiên nhiên bồi đắp tạo nên bãi biển Quy Nhơn (Bình Định) trông giống "vầng trăng khuyết" nên thơ hấp dẫn du kh...