1086 | 2 năm trước
Tàu đánh cá xa bờ neo đậu ở khu vực cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Hải Luận
Ông Tiến cho biết thêm: “Chuyện “thẻ vàng” trong lĩnh vực thủy sản nước ta là vấn đề lớn của quốc gia, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Các ngành, các cấp đã thay đổi rất nhiều trong công tác quản lý hệ thống tàu đánh cá xa bờ, cảng cá, chế biến thủy sản, xuất nhập khẩu...”.
Đoàn châu Âu kiểm tra thực tế
Trung tuần tháng 10/2022, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) đến tỉnh Khánh Hòa kiểm tra về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đoàn đã làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Khánh Hòa, Tổng cục Thủy sản, sau đó, đoàn đi kiểm tra thực tế tại trung tâm quản lý tàu đánh cá, tàu chở cá ngừ nhập khẩu vào cảng quốc tế Cam Ranh, các doanh nghiệp chế biến thủy sản....
Ngày 24/10, đoàn đến kiểm tra cảng cá Hòn Rớ - đây là cảng cá lớn nhất miền Trung. Thời điểm đoàn kiểm tra, có nhiều tàu đánh cá xa bờ cập cảng lấy nước đá, nhiên liệu chuẩn bị đi biển, tất cả các tàu đều chấp hành tốt các quy định hiện hành. “Tuần trước, tàu tôi đang còn ở ngoài biển đã gọi điện vào cảng Hòn Rớ thông báo sản lượng đạt gần 30 tấn cá và dự kiến thời gian tàu sẽ cập cảng bán cá. Ngày hôm nay, đã bơm xong 7.000 lít dầu, lấy thêm 3 xe đá lạnh chuẩn bị ra biển khai thác thủy sản” - thuyền trưởng Mai Quang Thọ, tàu BĐ 96986 TS (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết.
Quan sát trên ca bin tàu đánh cá của ông Thọ, có thể thấy máy giám sát hành trình tàu đánh cá hoạt động bình thường. Ông Thọ giải thích: “Từ khi tàu tôi cập cảng lấy tổn (dầu, lượng thực), máy giám sát hành trình phải bật lên, để máy chủ ngành thủy sản giám sát toàn bộ hải trình của tàu tôi. Tàu thường xuyên đánh bắt ở ngư trường Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), chỉ cần tàu đi đến gần đường ranh giới cho phép (tiếp giáp với vùng biển các nước), máy giám sát hành trình phát ra tiếng báo động, báo hiệu thuyền trưởng phải cho tàu quay mũi trở vào. Nếu tôi cố tình chạy tiếp, cơ quan chức năng ngành thủy sản sẽ gọi điện trực tiếp ra tàu răn đe. Tôi còn ngoan cố chạy qua, thì lo chuẩn bị tiền phạt trước, tàu cập cảng, đủ các lực lượng xuống lập biên bản, ra quyết định xử phạt rất nặng, đủ để dẹp nghề luôn”.
Ông Phan Thái Anh, chủ tàu cá mang số hiệu KH 90847 TS, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang cho biết: “Gia đình tôi có hai chiếc tàu câu cá ngừ đại dương, một chiếc đang câu gần ở khu vực Trường Sa, chiếc tàu này trưa nay xuất bến. Cả hai chiếc tàu hoạt động ngoài biển, tôi đều giám sát mọi hoạt động qua phần mềm cài đặt ở điện thoại có kết nối với tàu đánh cá. Đôi khi do trục trặc máy phát điện, mưa gió..., máy giám sát hành trình trên tàu đánh cá không kết nối với máy chủ ở đất liền vượt quá thời gian quy định, tôi chủ động đến Đài thông tin duyên hải Nha Trang báo cáo sự việc, để Đài xác nhận do lỗi sự cố ngoài ý muốn. Nếu không báo trước, tôi có nguy cơ bị ngành thủy sản xử phạt”.
Biện pháp phát triển nghề cá bền vững
Tỉnh Khánh Hòa có nhiều cảng cá nằm ở các huyện, thị xã, thành phố, trong đó, cảng Hòn Rớ được coi là lớn nhất miền Trung, tàu của nhiều tỉnh, thành thường xuyên cập cảng bán cá, lấy dầu, lương thực, thực phẩm... đi biển. Trước khi tàu đánh cá rời cảng, cán bộ Trạm kiểm soát Biên phòng Hòn Rớ (Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Nha Trang, BĐBP Khánh Hòa) xuống tàu kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ, máy giám sát hành trình, máy thông tin liên lạc còn hoạt động tốt..., mới cho xuất bến.
Cán bộ Trạm kiểm soát Biên phòng Hòn Rớ kiểm tra giấy tờ trên tàu đánh cá trước khi xuất bến. Ảnh: Hải Luận
Năm 2022, tỉnh Khánh Hòa không có tàu đánh cá nào vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt thủy sản. Toàn tỉnh có 3.195 tàu (đạt 100%) có đầy đủ hồ sơ đăng ký tại Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, trong đó, có 676/687 tàu với chiều dài 15m trở lên đã lắp đặt máy giám sát hành trình (đạt 98,39%) theo đúng quy định. “Khánh Hòa còn 11 tàu thuộc diện đánh bắt xa bờ chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, vì số tàu này quá cũ, nằm bờ không hoạt động. Số khác do thế chấp tàu để vay tiền ngân hàng, làm ăn không hiệu quả, bị nợ xấu, ngân hàng khởi kiện ra tòa án xét xử, buộc ngân hàng giữ tàu để xiết nợ, cũng nằm một chỗ ở bờ” - ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa nêu lý do.
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Vùng biển tỉnh Khánh Hòa là một trong những ngư trường khai thác thủy sản lớn nhất nước, tàu của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận... tập trung đánh bắt ở huyện Trường Sa, đòi hỏi công tác quản lý tàu đánh cá trên biển và cập cảng bán cá, cần có tính chuyên nghiệp cao. Phải nói rằng, Khánh Hòa đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, người dân, doanh nghiệp mua bán, chế biến thủy sản tham gia vào chuỗi hoạt động tích cực, xem đây là biện pháp để phát triển nghề cá bền vững, gắn với phát triển du lịch. Tôi thường xuyên làm việc với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Chi cục Thủy sản..., yêu cầu có những biện pháp mạnh mẽ và cương quyết, nếu tàu đánh cá nào hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm”.
Sử dụng biện pháp “phạt nguội” trên biển
“Để tạo tính thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc về quản lý tàu đánh cá xa bờ, phải có biện pháp mạnh hơn nữa, đủ sức răn đe nhằm vào những tàu cá cố tình vi phạm quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chờ báo cáo tổng thể để đưa ra biện pháp “phạt nguội” tàu đánh cá trên biển vi phạm pháp luật, tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tiên tiến vào quản lý tàu đánh cá” - ông Phùng Đức Tiến thông tin.
Hải Luận
Theo : https://bienphong.com.vn/5-nam-no-luc-go-the-vang-cua-uy-ban-chau-au-post456049.html
2 năm trước
Trong 2 giờ kiểm tra, một tài xế xe ôm công nghệ cùng 3 người khác có nồng độ cồn mức kịch khung bị Đội CSGT Tân Sơn Nhất lập biên bản xử phạt, tạm giữ phương tiện.
2 năm trước
Sau khi bé gái 5 tuổi lấy chiếc vòng tay bằng cao su, trị giá 10.000 đồng, chủ cửa hàng đã chụp ảnh, quay video đăng tải lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận; Công an huyện Gia Lâm đã đưa 7 đối tượng về trụ sở để điều tra, 6 cháu bé được xe cứu thương đón ra bệnh viện đa khoa Gia Lâm chăm sóc.
2 năm trước
Đảm bảo ổn định thị trường xăng dầu dịp cuối năm, nhất là thời điểm Tết Nguyên Đán, các ngành chức năng và đơn vị cung ứng mặt hàng này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang thực hiện các nhiệm vụ, nỗ lực khắc phục khó khăn để thị trường xăng dầu được ổn định.
2 năm trước
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện, bắt giữ 2 xe ô tô vận chuyển số lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.
2 năm trước
Trong mấy ngày qua, lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình liên tiếp phát hiện các xe ôtô chở nhiều hàng hóa nhập lậu, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
2 năm trước
Ngày 1/12, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an trên địa bàn liên tiếp phát hiện các vụ vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
2 năm trước
Ngày 1/12, Công an TP. HCM phối hợp với Công an quận 12 đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 13 đối tượng về tối 'vu khống' để đòi nợ xảy ra tại Công ty Luật TNHH Power Law.
2 năm trước
Qua kết quả trưng cầu giám định pháp y, cơ quan chức năng khẳng định cháu T.H.A tử vong do có bệnh lý nền về phổi, loại trừ khả năng bị ngộ độc thực phẩm.
2 năm trước
Liên quan đến vụ việc bé trai 5 tuổi tử vong tại Trường Mầm non Tăng Bạt Hổ (thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) ngày 1/12, Đại tá Huỳnh Bảo Nguyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh thông tin, qua kết quả trưng cầu giám định pháp y, cơ quan chức năng khẳng định, cháu T.H.A tử vong do có bệnh lý nền về phổi, loại trừ khả năng bị ngộ độc thực phẩm.
2 năm trước
Công an TP.HCM khám xét trụ sở Công ty Luật TNHH Power Law, đưa gần 100 người về đồn cảnh sát để điều tra, làm rõ hành vi ghép ảnh nhạy cảm của các con nợ.