4755 | 3 năm trước
Người dân xóm chài (hồ Ea Súp hạ) chèo thuyền đi đánh cá
Những ốc đảo
Thấp thoáng phía sau ngọn núi phủ màu xanh, hơn trăm ngôi nhà gỗ nhỏ nằm dưới chân núi hướng ra mặt nước mênh mông hồ Ea Súp hạ (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk). Chiều, gió se lạnh, vườn cây xanh ngắt ôm lấy lòng hồ, những chiếc thuyền của ngư dân lững thững trôi…
Các hộ dân ở đây di cư từ miền Tây lên, đa số họ không có đất canh tác, sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, thường ngày ai thuê gì làm nấy. Anh Nguyễn Văn Hưng làm nghề đánh cá ở đây được hơn chục năm trải lòng: Người dân xóm này đều từ miền Tây trôi dạt đến sinh sống bằng nghề cá, mò cua bắt ốc. Cá là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Khoảng 3-4 giờ chiều người dân lên thuyền buông lưới, đến khoảng 4-5 giờ sáng hôm sau gỡ lưới về.
“Sống gắn bó với lòng hồ hơn chục năm, dù việc đánh bắt khi nhiều khi ít nhưng cuộc sống vẫn vui. Trừ tất cả chi phí một ngày tôi vẫn dư khoảng 2-3 trăm nghìn đồng. Ở Tây Nguyên ít nơi có cá như hồ Ea Súp này”, anh Hưng nói.
Con đường lên hồ Ea Súp thượng xộc mùi cá khô. Bên hiên ngôi nhà xây kiên cố, ông Phùng Văn Thanh (SN 1968) thoăn thoắt đập từng con cá trên tấm lưới mỏng. Ông chia sẻ, cuộc sống ở ngoài quê Bình Định khó khăn nên gia đình di cư vào đây mưu sinh được hơn chục năm. Vùng đất mới thời tiết khắc nghiệt, đất cát bạc màu, làm nông nghiệp chật vật mới lo được cuộc sống gia đình.
Hồ Ea Súp thượng và hạ lượng nước lớn quanh năm nên có nhiều loại cá. Người dân sống quanh hồ, lúc đầu nghĩ kiếm vài con cá về cải thiện bữa ăn, ai ngờ đây lại là nghề thu nhập chính, mỗi ngày một gia đình cũng kiếm được dăm trăm nghìn đồng.
Khom lưng đảo lại mẻ cá phơi trên tấm lưới đan được che chắn cẩn thận lấp lánh dưới nắng, ông nói, mỗi ngày vợ chồng ông kéo được khoảng 20-30kg cá, sau khi phơi khô người ta đến tận nhà mua. Cá sạch và chất lượng thơm ngon nên họ rất chuộng. Những người dân chài sống và gắn bó ở lòng hồ này qua bao mùa mưa nắng, nguồn thủy sản vô cùng quan trọng. Họ chỉ đánh bắt cá bằng phương tiện truyền thống dùng thuyền độc mộc, tấm lưới, cần câu. Đây là cách đánh bắt không tận diệt mà nuôi dưỡng được nguồn lợi thủy sản, nhờ đó bà con có thể gắn bó lâu dài với nghề chài lưới.
Mấy chục hộ dân mưu sinh bằng nghề đánh cá trên hồ thủy điện Buôn Tua Sah (xã Krông Nô, huyện Lắk) đã quen với tên gọi xóm chài. Xóm chài nhỏ này được thành lập năm 2009, khi một số người dân miền Tây tìm đến làm nghề đánh cá. Họ đóng thuyền, dựng nhà ngay trên mặt nước. Mỗi chiều, người dân lại chèo thuyền ra xa thả lưới, đốt đèn đuổi cá tận khuya, sáng sớm tinh mơ dậy gỡ cá kịp bán cho thương lái.
Anh Hoàng Văn Dũng (quê An Giang) chia sẻ: “Nghề này bấp bênh lắm, ngày thường còn làm ăn được chứ mưa bão, thì đói. Miếng cơm manh áo gia đình trông chờ vào những mẻ lưới hằng đêm”. Cuộc sống lênh đênh trên sông nước khiến nhiều em nhỏ bỏ học nửa chừng. Hoàng Mỹ Quyên đã phải nghỉ học từ năm lớp 7, đứng sạp bán các loại cá khô cho khách qua đường, chia sẻ: “Ngày may mắn em bán được vài ba trăm nghìn, nhưng có ngày chả bán được cân cá nào. Ở đây trẻ con chỉ học để biết chữ thôi”.
Người dân chèo thuyền hái gương sen
Lặng lẽ mưu sinh
Bà Lê Thị Hiền, cư dân lòng hồ cho biết, nghề chài lưới phải thức dậy từ sớm, dong thuyền ngược hồ thả lưới. Trung bình mỗi chuyến đánh bắt, họ thu từ 10-15kg cá, chủ yếu là rô phi, lóc (còn gọi cá quả), bống… Mỗi tháng kiếm được 4-5 triệu đồng. Việc đánh cá ngày càng trở nên vất vả hơn bởi còn phụ thuộc thời tiết.
Xa xa giữa lòng hồ Ea Súp hạ, ba bốn người đang ngụp lặn dưới nước. Bà Phạm Thị Thương ôm một bó ngó sen từ hồ lên, toàn thân ướt sũng mùi bùn. Rửa vội tay, lấy bánh mì mang theo treo ở xe ăn vội, bà bảo: “Sáng tôi phải nhịn ăn để dầm mình dưới nước hái ngó sen, bởi nếu ăn no sẽ căng tức bụng khó lội nước. Công việc hái ngó sen phải khéo léo, nhẹ nhàng tránh ngó sen dập gãy. Người hái phải ngụp lặn mấy giờ đồng hồ dưới nước, chân lần mò tới gốc sen”.
Theo ông Phùng Văn Thanh, người gắn bó hơn 10 năm với nghề đánh cá ở hồ Ea Súp thượng và hạ, ở đây nghề đánh cá cho bà con nguồn thu nhập cao và ổn định. Ðây là vùng sản xuất cá nước ngọt của tỉnh. Cá được mang đi tiêu thụ trên địa bàn và các tỉnh thành khác như Sài Gòn, Bình Dương…
Bà cũng không nhớ đã theo nghề hái ngó sen này được bao nhiêu năm, chỉ nhớ hằng năm vào độ tháng Năm bà lại ra hồ hái ngó sen về bán. Vào mùa, sáng sớm tinh mơ bà rời nhà đi đến trưa 11-12 giờ về. Ngày nào may tìm được chỗ nhiều ngó sen, hái được hơn 10 bó, bán 15 nghìn đồng/bó. Ở huyện này, mỗi lần gia đình đãi khách xa, họ mua về làm gỏi tôm đồng, vừa ngon bổ dưỡng lại dễ chế biến. Nhiều người đặt số lượng lớn về muối chua dùng ăn dần.
Buổi chiều ở huyện vùng biên, nắng gắt hơn, hơi nóng phả thẳng vào mặt, anh Lê Hoàng Tiến cư dân vùng hồ hì hục chuẩn bị đồ nghề lên thuyền. Anh nói, vợ chồng anh thường hái gương sen và phải chèo thuyền ra khu vực nước sâu mới có, nơi nước cạn gương ít và nhỏ. Gương sen hái về chia thành hai, loại để nguyên gương và loại tách hạt sen ra. Phần lớn khách chọn loại tách sẵn. Sen vào vụ chính, mỗi ngày vợ chồng anh có thể hái được hơn 30kg với giá 30.000 đồng/kg.
“Nhiều người ở thành phố Buôn Ma Thuột thường nhờ người quen dưới này mua hạt sen già về bóc vỏ tách tâm phơi khô để bảo quản được lâu. Nhiều khi hái không đủ cho họ mua. Ở đây, cuộc sống tuy vất vả nhưng có việc để làm kiếm ra tiền. Tối đêm thả lưới đánh cá, còn vào mùa sen, ban ngày hái ngó, gương sen”, anh Tiến nói.
Tin tài trợ
Theo : https://tienphong.vn/la-ky-xom-chai-tren-nui-post1330329.tpo
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
2 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
2 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.