3992 | 1 năm trước
Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Theo nhiều ngư dân ở đây, thúng có nhiều kích cỡ, thúng đại, thúng trung, thúng tiểu. Thúng đại thì ngư dân gắn thêm động cơ nhỏ ít hao nhiên liệu, còn người thúng tiểu thì lắc tay lướt sóng. Sau một đêm đánh bắt về, thúng xúm lại thành bến thúng, nhìn rất đẹp mắt, yêu thương.
Lướt thúng bủa lưới rê gần bờ
Chiều, ông Nguyễn Văn Vân, một ngư dân ở làng chài thôn 2, xã Xuân Hải, TX Sông Cầu (Phú Yên) ra bến thúng kéo thúng đang nằm trên bờ xuống mép nước, rồi chất ngư lưới cụ vào, bắt đầu cho đêm đánh bắt cá.
Ông Vân xởi lởi “Chiều tối, ngư dân ra bơi thúng lướt sóng túa ra xung quanh đảo Nhơn Châu (Bình Định) đánh bắt cá. Mẻ lưới đầu tiên bủa xuống 21:00 đến 22:00 giờ, sau đó xúm vô đảo núp sóng. Nửa đêm đi thăm lưới, mờ sáng thăm lần nữa, rồi tranh thủ vô bờ. Tôi vay mượn vốn, sắm thúng đại có đường kính trên 3m. Thúng to, đủ chỗ ngủ, bạ hai cây gỗ vào hai bên vành thúng, đêm cột võng ngủ. Nhờ vậy mà người mưu sinh từ nghề thúng ngày nào cũng đi. Còn trước đây không có vốn làm thúng nhỏ, lắc tay thì ‘hai bữa đi, bữa nghỉ’ vì chịu không nổi cảnh ngồi ròng rã cả đêm cộng với lắc dầm bằng tay”.
Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Không chỉ ông Vân mà nhiều ngư dân ở xã Xuân Hải, chuẩn bị ngư lưới cụ, đội đèn pin trên đầu ra bờ biển kéo chiếc thúng chai gắn máy công suất nhỏ cùng ngư cụ bên trong xuống mép nước chạy ra xa cho đêm đánh bắt cá. Ngư dân cần mẫn thả giàn lưới, hai đầu lưới gắn đèn pin nhấp nháy báo hiệu khu vực thả lưới để người khác không thả lưới chồng lên. Xong xuôi, cả đoàn thuyền thúng chai quay vào đảo Nhơn Châu nghỉ ngơi. Nửa đêm đi thăm lưới, mờ sáng thăm lần nữa, rồi tranh thủ vô bờ.
Mờ sáng, anh Thái Văn Tâm, kéo mét lưới cuối trong ngày lên khỏi mặt nước, anh quay vào bờ cho vợ bán. Anh Tâm cho hay, có hôm may mắn kiếm được vài ba trăm nghìn đồng, có khi lên đến tiền triệu. Nhưng cá tôm ngày càng cạn kiệt nên lắm lúc về không hay chỉ đủ chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình.
Ảnh: Mạnh Hoài Nam
“Nghề lưới thúng, gặp bữa trúng cá ham lắm, thả hết tay lưới này đến tay lưới khác, không thấy mệt gì cả. Mùa biển động thường từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mùa này thúng làm ăn mới có. Vì cá theo con nước dạt vô bờ, lưới thúng bủa mới trúng. Còn mùa hè, thúng chỉ làm ăn được khi có gió nam mạnh, ngư dân trúng luồng cá trích”, anh Tâm nói.
Còn anh Bùi Văn Long, lắc thúng tiểu bằng tay từ biển về. Đôi tay rắn chắc cầm dầm cột vào bên thúng lắc qua lắc lại lia lịa xuống nước. Đến bãi, anh kéo thúng lên, để trên bờ một nửa, dưới nước một nửa, rồi bưng thùng xốp đựng cá giao cho vợ.
Chị Phan Thị Linh, vợ anh Long cho hay “Làm nghề này có bữa được hai, ba trăm ngàn, có bữa “nhảy” lên 5-6 triệu đồng”.
Trên đường vận chuyển ngư lưới cụ về, anh Long chia sẻ “Chúng tôi ở đây chỉ có đi biển chứ biết làm nghề gì nữa đâu. Chịu khó chèo thúng ra giăng lưới để kiếm ít cá về cho vợ chạy chợ sống qua ngày. Nghề lưới thúng tuy ở gần bờ nhưng cũng nguy hiểm lắm. Thúng nhỏ gặp lúc sóng lớn có khi bị nhấn chìm. Đang lúc trời yên biển lặng thì mình lắc thúng ra thả lưới, mãi đăm chiêu nhìn dưới nước thả lưới, thình lình giông gió nổi lên chạy vào không kịp nên ngư dân đề phòng đem áo phao cho an toàn”.
Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Anh Long cho biết thêm, mùa biển động thường có những con sóng phủ đầu, ngư dân đánh bắt lưới rê cạnh chân đảo vừa đón luồng cá vừa núp sóng. Sau một đêm lặn lội quanh đảo, bọt sóng xối xuống ướt mình ướt mẩy, nhưng sáng ra cá chứa đầy bụng thúng, ngư dân vui mừng, hôm sau tiếp tục mưu sinh.
Cá tươi gần bờ
Không chỉ riêng ngư dân vùng biên Xuân Hải, mà nhiều người dân ở xã Xuân Phương, phường Xuân Thành, Xuân Đài (TX Sông Cầu) cũng đánh bắt cá từ nghề lưới thúng trên vịnh Xuân Đài.
Đây là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân quanh vịnh mưu sinh bằng nghề lưới rê, đánh bắt gần cửa vịnh thông ra biển. Trong đó loài cá trích, cá đấu là nguồn thu dồi dào mà người dân nơi đây được hưởng lợi từ vịnh.
Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Nghề lưới thúng thường đánh bắt các loại cá như cá trích, phèn, nục… Cá vừa dính lưới từ biển đem vào bờ chỉ vài tiếng đồng hồ, đến tận chợ còn tươi rói và chưa ướp qua đá lạnh. Nhiều con còn ngáp trong những chiếc rổ nhựa trông thật bắt mắt.
Mỗi đêm ngư dân bủa hai giàn nghề, giàn nghề cá trích, giàn cá đấu. Một giàn sáu tấm lưới, mỗi tấm dài 10 sải tay, rộng 7-8 sải, có hôm trúng luồng cá ngư dân thu trên tạ cá. Với giá cá trích, cá đấu, bán từ 15.000 đến khoảng 20.000 đồng/kg giúp cho ngư dân có nguồn thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Út, ở xã Xuân Phương tâm sự “Trước đây tôi đi tàu đánh bắt giã cào, thế nhưng giá cả xăng dầu biến động bất thường khiến nhiều tàu cá giã cào làm ăn thất bát. Chủ tàu thua lỗ, ngư dân trắng tay sau nhiều chuyến ra khơi. Tôi và nhiều đi bạn chuyển qua lưới thúng mưu sinh ở vùng biển gần bờ. Dẫu đánh bắt ít nhưng vẫn có thể kiếm chút đỉnh để lo cho gia đình”.
Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Mờ sáng, nhiều người phụ nữ tụ tập bờ biển Gành Đỏ, phường Xuân Đài chất những rổ nhựa đựng cá vừa nhấc ra từ thúng chai lên chiếc xe máy chở đi bán chợ.
“Nghề lưới thúng nửa đêm đi sáng về, cá còn tươi rói ăn ngon lắm! Thịt cá ngọt và thơm hơn hẳn cá đánh bắt ở những vùng biển xa ướp đá dài ngày”, chị Trần Thị Hiền, ở phường Xuân Đài có chồng làm nghề lưới thúng phân trần.
Mạnh Hoài Nam
Theo : https://www.sgtiepthi.vn/than-thuong-thuyen-thung/
1 năm trước
Những ngày có gió mùa đông bắc về, ngồi cùng gia đình và nhâm nhi món ăn này thì quả là không gì sánh bằng.
1 năm trước
Món ăn được đánh giá là có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại là sự kết hợp hoàn hảo giữa kết cấu mỏng giòn cùng hương vị thơm ngon hòa quyện của các nguyên liệu.
1 năm trước
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực 'riêng có' của xứ Trảng (Tây Ninh).
1 năm trước
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết
1 năm trước
Dùng ghe thuyền đánh bắt ở biển xa ngày càng khó khăn do cá tôm ít dần, giá xăng dầu tổn phí tăng cao, ngư dân Phú Yên lại quay về đắp đổi với nghề đánh bắt bằng thúng gần bờ.
1 năm trước
Đây là một loại đặc sản mọc tự nhiên trên các gành đá nhưng chỉ xuất hiện vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 1 âm lịch năm sau, có giá bán lên đến 3,5 triệu đồng/kg khô.
1 năm trước
Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
2 năm trước
Nhiều người trẻ yêu thích trà sữa, thêm trân châu hoặc kem cheese. Cũng có người lại yêu cầu được thưởng thức thứ trà đặc sản, pha chế công phu. Nhiều năm qua, trà không lỗi mốt.
2 năm trước
Cá Ninja là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng và đắt tiền ở Busan (Hàn Quốc) và một số nơi ở châu Âu.
2 năm trước
Nhờ vị ngon lạ và không có xương cứng, cá Ninja tuy có hình dạng đáng sợ vẫn đang được nhiều bà nội trợ Việt Nam ưa thích.